Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Tam Hóa Liên Châu Cách


BẢNG LIỆT KÊ 10 HẠNG CAN, MÀ TỨHOÁ
SẼHỘI ĐỒNG CUNG VỚI CÁC SAO
SINH TUỔI GIÁP
Liêm-Trinh  Phá-Quân  Vũ-Khúc  Thái-Dương
Hoá-Lộc    Hoá-Quyền  Hoá-Khoa  Hoá-Kỵ
SINH TUỔI ẤT
Thiên-Cơ  Thiên-Lương  Tử-Vi Thái-Âm
Hoá-Lộc  Hoá-Quyền  Hoá-Khoa  Hoá-Kỵ
SINH TUỔI BÍNH
Thiên-Đồng Thiên-Cơ  Văn-Xương Liêm-Trinh
Hoá-Lộc  Hoá-Quyền  Hoá-Khoa  Hoá-Kỵ
SINH TUỔI ĐINH
Thái-Âm  Thiên-Đồng  Thiên-Cơ  Cự-Môn
Hoá-Lộc  Hoá-Quyền  Hoá-Khoa  Hoá-Kỵ
SINH TUỔI MẬU
Tham-Lang  Thái-Âm  Hữu-Bát  Thiên-Cơ
Lộc  Quyền Khoa Kỵ
SINH TUỔI KỶ
Vũ-Khúc     Tham-Lang  Thiên-Lương Văn-Khúc
Lộc  Quyền Khoa Kỵ
SINH TUỔI CANH
Thái-Dương Vũ-Khúc  Thiên-Đồng Thái-Âm
Lộc               Quyền      Khoa            Kỵ
SINH TUỔI TÂN
Cự-Môn  Thái-Dương  Văn-Khúc  Văn-Xương
Lộc            Quyền            Khoa              Kỵ
SINH TUỔI NHÂM
Thiên-Lương Tử-Vì Thiên-Phủ  Vũ-Khúc
Lộc                Quyền           Khoa         Kỵ
SINH TUỔI QUÝ
Phá-Quân  Cự-Môn  Thái-Âm  Tham-Lang
Lộc              Quyền        Khoa         Kỵ

NHẬN XÉT:
1- NgườI sinh tuổI Canh, bao giờcũng có cách tam hoá liên châu, vì 3 sao TháiDương, Vũ-Khúc, Thiên-Đồng an theo chiều nghịch, liền vớI nhau 3 cung của chòm tửvi
tính hệ.
2- NgườI sinh tuổI Tân, thì cách tam hoá khó nhất, vì hai sao Cự-Môn, Thái-Dương
hay đồng cung, và hai sao Văn-Khúc, Văn-Xương, an theo chiều nghịch nhau, nên khó
đứng liền cung nhau được.


HÀ LẠC DÃ PHU VIỆT VIÊM TỬ 

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

4 cách an 2 sao Hỏa tinh và Linh Tinh

Mấy hôm nay Mục Đồng nghiên cứu cách an các sao trong Tử vi đến mục Hỏa Linh thì thấy có ít nhất 4 cách an 2 sao Tử vi theo cổ thư Hán như sau:

1- Theo sách Tử Vi Đẩu Số Tân Biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang:

Người sinh năm: Dần, Ngọ, Tuất Hỏa khởi ở Sửu Linh ở Mão

Thân, Tý, Thìn Hỏa khởi ở Dần Linh khởi ở Tuất

Tỵ, Dậu, Sửu Hỏa khởi ở Mão Linh khởi ở Tuất

Hợi, Mão, Mùi khởi ở Dậu Linh khởi ở Tuất

2- Theo sách Tử vi áo bí biện chứng học của – Hà Lạc Dã Phu Việt Viêm Tử:
a-Nam:

Dần, Ngọ, Tuất Hỏa khởi ở Sửu Linh khởi ở Mão

Thân, Tý, Thìn Hỏa khởi ở Dần Linh khởi ở Tuất

Tỵ, Dậu, Sửu Hỏa khởi ở Mão Linh khởi ở Tuất

Hợi, Mão, Mùi Hỏa khởi ở Dậu Linh khởi ở Tuất

b- Nữ

Năm sinh

Dần, Ngọ, Tuất Hỏa khởi ở Mão Linh khởi ở Sửu

Thân, Tý, Thìn Hỏa khởi ở Tuất Linh khởi ở Dần

Tỵ, Dậu, Sửu Hỏa khởi ở Tuất Linh khởi ở Mão

Hợi, Mão, Mùi Hỏa khởi ở Tuất Linh khởi ở Dậu

Cả Hỏa và Linh đều an thuận từ cung khởi không tính Dương Nam Âm Nữ hay Âm Nam Dương Nữ.

3- Theo sách Tử vi dưới mắt khoa học của Vu Thiên Nguyễn Đắc Lộc:


Dần, Ngọ, Tuất Hỏa khởi ở Sửu Linh khởi ở Mão

Thân, Tý, Thìn Hỏa khởi ở Dần Linh khởi ở Tuất

Tỵ, Dậu, Sửu Hỏa khởi ở Tuất Linh khởi ở Mão

Hợi, Mão, Mùi Hỏa khởi ở Dậu Linh khởi ở Tuất


4. Riêng sách của Nguyễn Mạnh Long an Hỏa Linh theo năm sinh không theo giờ sinh tại các cung khởi của Nguyễn Đắc Lộc.

Tổng hợp các sách khoa Tử Vi

Hiện nay, theo những người quan tâm nghiên cứu về Tử vi, có các bộ sách Tử vi kinh điển, in bằng Tiếng Trung như sau:
  • Tử Vi Chính Nghĩa. Tương truyền bộ này do Hi Di tiên sinh truyền cho Tống Thái Tổ là Triệu Khuông Dẫn.
  • Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh. Do Cẩm Chướng thư cục Thượng Hải ấn hành năm 1921.
  • Nhân mệnh trong Kinh dịch của tác giả Nguyễn Văn Hoạt (phái Thiên Địa Nhân) được ấn hành năm 2012.
  • Đông A Di Sự. Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử Vi mà là bộ sách chép các học thuyết đời Trần, trong đó có phần chép về Tử Vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân, vợ của Trần Thái Tông, Đoàn Nhữ Hài, một vị tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc, Trần Nguyên Đán.
  • Tử Vi Đại Toàn. Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử Vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản sao, đề rằng do Cẩm Chướng thư cục xuất bản tại Thượng Hải năm 1921.
  • Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư. Tương truyền do La Hồng Tiên biên soạn, rất giản lược, nhưng giống bộ Tử Vi Chính Nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử Vi Chính Nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng Hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch. Nhưng dịch một phần rất ngắn và không chú giải. (Bản Hán Văn: http://www.ifsfa.com/bs/071.htm)
  • Tử Vi Âm Dương Chính Nghĩa. Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các Tử Vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc tông để phân biệt với Nam tông.
  • Tử Vi Âm Dương Chính Nghĩa. Do Ma Y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử Vi gia thuộc Nam phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm vào chữ Nam tông để phân biệt với Bắc tông. Bộ này khắc bản in vào thời Thanh Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.
  • Tử Vi Thiển Thuyết. Bộ tổng luận về Tử Vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Có bản khắc in vào đời Thanh Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.
  • Lịch Số Tử Vi Toàn Thư. Bộ này do Hứa Quang Chi đời Minh biên soạn.
  • Ma Thị Phú là một bài thơ giải thích những kết hợp cơ bản của các sao

Tiếng Việt[sửa | sửa mã nguồn]

  • NHÂN MỆNH TRONG KINH DỊCH, tác giả Nguyễn Văn Hoạt (Nhà xuất bản Hồng Đức; 2012)
  • TỬ VI ĐẨU SỐ TOÀN THƯ Nguyên tác: Hi Di Trần Đoàn - Biên dịch: Vũ Tài Lục
  • TỬ VI ĐẨU SỐ, tác giả Nguyễn Mạnh Bảo
  • TỬ VI GIẢNG MINH, tác giả Vũ Tiến Phúc (3 phần)
  • TỬ VI, tác giả Thái Vân Trình
  • Tử vi chỉ nam - Song an Đỗ Văn Lưu
  • Tử Vi hàm số - Nguyễn Phát Lộc
  • Tử vi đẩu số - Vân đằng Thái Thứ Lang
  • Tử vi áo bí - Hà Lạc Lão Phu Việt Viêm Tử
  • Tử vi khảo luận:
  • Tử vi thực hành:
  • Muốn luận đoán đúng Lá số Tử vi:
  • Phú Tử vi của -Lê Quý Đôn:
  • Số Tử vi dưới mắt khoa học:
  • Tự điển Tử vi:
  • Tử vi bổ túc:
  • Tử vi đẩu số và thần số học:
  • Tử vi giảng minh:
  • Tử vi tinh điển -Vũ Tài Lục:
  • Tử vi tướng pháp
  • Tử vi hoàn toàn khoa học- Tiến Sĩ Đằng Sơn
  • Chìa khóa Tử vi:
  • Tử vi thực hành 2
  • Tử vi nghiệm lý toàn thư quyển thượng -Thiên Lương
  • Tử Vi nghiệm lý toàn thư quyển hạ, -Thiên Lương
  • Tử Vi kiến giải - Đặng Xuân Xuyến (Nhà xuất bản Thanh Hóa; 2009)
  • Tử Vi khảo luận - Tiến sĩ Hoàng Thường - Tiến sĩ Hàm Chương Tủ sách khoa học thường nghiệm)
  • Nhân mệnh trong kinh dịch - Nguyễn Văn Hoạt - Nhà xuất bản Văn Hóa; 2009)
  • Bí Mật Tử Vi Đẩu Số - Nguyễn Đăng Quang (Long Nguyên Quang) - Nhà xuất bản Thời Đại; 2012

Sơ lược về lịch sử Tử vi Trung Hoa nói chung và Trung Châu Phái nói riêng

Chào các bạn, hiện giờ trên thị trường đang rầm rộ 2 quyển sách Trung Châu Tử Vi Tam Hợp Phái, được ông Nguyễn Anh Vũ dịch từ sách của ông Vương Đình Chi, chưởng môn Trung Châu Tam Hợp Phái ở Hồng Kông. Tôi đã đọc qua 2 quyển này và cảm thấy kiến thức trong này rất hay, ứng dụng được khá chính xác khi luận đoán vận hạn (với điều kiện lá số chính xác). Nay tôi xin chia sẻ cho các bạn từng phần trong quyển sách để chúng ta cùng tham khảo và hiểu rõ thêm về Trung Châu Tam Hợp Phái của ông Vương Đình Chi.

Trước tiên, để hiểu rõ về môn phái, chúng ta hãy cùng tìm hiểu SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TỬ VI TRUNG HOA NÓI CHUNG VÀ TRUNG CHÂU PHÁI NÓI RIÊNG cũng là lời giới thiệu của 2 quyển TRUNG CHÂU TỬ VI ĐẨU SỐ TAM HỢP PHÁI.

Các bạn khi copy sang các diễn đàn khác, xin trích dẫn như sau:

Nguồn: TRUNG CHÂU TỬ VI ĐẨU SỐ TAM HỢP PHÁI - NGUYỄN ANH VŨ dịch.

Tương truyền, Tử Vi Đẩu Số có nguồn gốc từ Khâm Thiên Giám của triều đại nhà Đường, ở Lạc Dương, Trung Châu.

Trung Châu là tên một vùng đất cổ, tức "Trung Thổ", "Trung Nguyên". Theo nghĩa rộng, "Trung Châu" là chỉ toàn nước Trung Hoa, còn gọi là "Thần Châu", "Hoa Hạ". Nghĩa ban đầu của "Trung Châu" là chỉ vùng đất thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay, hay thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Vì vùng đất này ở giữa Cửu Châu thời cổ đại nên có tên gọi này. Phần lớn thời gian trong lịch sử, vùng đất này là trung tâm văn hóa, chính trị, và Kinh Tế của Trung Quốc. Thời cổ, Lạc Dương là vùng đất trọng yếu của Trung Châu tọa lạc ở bờ nam sông Hoàng Hà, miền tây tỉnh Hà Nam, phía Bắc dựa núi Mang Sơn, phía nam đối diện Long Môn, phía tây liền với Tần Lĩnh, phía đông là vách núi Tung sơn, ở giữa là một vùng bình nguyên. Nơi này địa hình hiểm yếu, đất đai phì nhiêu, nguồn nước dồi dào; trong lịch sử, đây là vùng đất mà các binh gia phải chiếm lấy, còn là nơi lý tưởng để lập quốc đô. Bắt đầu từ năm 770 TCN, trước sau đã có chín vương triều là Đông Chu, Đông Hán, Tào Ngụy, Tây Tấn, Bắc Ngụy, Tùy, Đường, Hậu Lương, và Hậu Đường, chọn nơi này làm kinh đô, vì vậy Lạc Dương được gọi là "Cửu Triều Cố Đô".

Vào thời Đường, thiên văn học và chiêm tinh học từ phía Tây Vực du nhập vào Trung Quốc đã thúc đẩy Tinh Mệnh Học của Trung Quốc phát triển một bước lớn, từ đó lịch pháp và bát tự sinh thần trở thành nhân tố trọng yếu trong Tinh Mệnh Học. Những hoạt động sôi nổi này chủ yếu tập trung ở Lạc Dương, Trung Châu.

Trong số các Đạo kinh truyền lại từ đời Đường có Bắc Đẩu Kinh, Nam Đẩu Kinh, Phật thuyết bắc đẩu thất tinh Diên Mệnh kinh, trong đó đã có những ghi chép tường tận về phương pháp bài bố sao mệnh chủ và sao thân chủ như trong Tử Vi Đẩu Số. Theo quan niệm của đương thời, sao mệnh chủ và sao thân chủ luôn là mấu chốt quan trọng của kiếp số nhân sinh, vì vậy Đạo Giáo có "Kì an lễ đẩu", "Kì nhương khoa nghi" (một loại nghi lễ cúng sao trong đạo giáo). Trong bắc đẩu kinh còn đề cập 12 cung, "Giáp cát trợ tinh", cho đến các cách cục hung dẫn đến các loại mệnh vận tai kiếp như trong Tử Vi Đẩu Số. Điều này cho thấy 3 cuốn kinh kể trên có liên quan mật thiết đến Tử Vi Đẩu Số sau này. Nếu các bản chú giải kinh văn thời ấy còn lưu truyền cho đến ngày nay, có lẽ chúng ta sẽ biết yếu quyết của Tử Vi Đẩu Số vào thời ấy tường tận hơn. Hiện tượng chọn Tử Vi làm sao tôn quý nhất trong 14 chủ tinh có nguồn gốc từ Bắc Đẩu Kinh, Nam Đẩu Kinh, trong đó ẩn chứa khái niệm "số" trong Huyền Học, hậu thế gọi là "Tử Vi Đẩu Số" thực sự có hàm ý uyên nguyên của nó.

Sau thời Bắc Tống, các hệ thống tinh mệnh học dần dần hoàn thiệt, Ngũ Tinh Thuật (Thất Chính Tứ Dư) và Tử Bình thuật đã phát triển thành 2 lưu phái Tinh Mệnh học lớn ở Trung Quốc. Trong đó, Ngũ Tinh thuật phái Cẩm Đường là chi phái Thất Chính Tứ Dư nổi tiếng nhất thời ấy, nguồn gốc xuất phát từ Mật Tông, tổ sư là Nhất Hạnh(CN. năm 683 - 727), người đời Đường, tên tục là Trung Trục, có sách truyền lại là Hư Thục Ngũ Tinh nguyên lưu; truyền đến tăng Xuân ở núi Thanh Thành, Xuân truyền cho tăng Phổ Trừng ở Giang Tây, Trừng truyền cho Tứ Minh tăng Huệ Minh ở Chiết Giang, Minh truyền lại cho quốc sư nước Liêu là Gia Luật Sở Tài. Gia Luật là một dòng họ quý tộc nổi tiếng đời Liêu, có rất nhiều người làm quan lớn và văn nhân học sĩ. Ba quyển Tinh Mệnh Tổng Quát là do Hàn Lâm học sĩ Gia Luật Thuẩn biên soạn. Sách sử không ghi tên ông, cho nên trong Tứ Khố đề yếu nghi là sách thác danh, nhưng trong quyển đầu ghi: "Nguyên Tự" thiên Gia Luật Thuần viết vào niên hiệu Thống Hòa thứ 2 (CN, ngày 10, tháng 9 năm 984); Văn Hồ các thư mục ghi là một bộ, không phân chia số sách; Lục Trúc Đường thư mục chia làm 5 sách, nhưng không ghi số quyển; bộ sách này thấy chép trong Vĩnh Lạc đại điển và Tứ Khố toàn thư, ngoài nhân gian không có truyền bản nào khác. Ngoài ra, bộ Hư Thục Ngũ Tinh nguyên lưu còn được chùa Thiên Giới cất giữ một bản; vào niên hiệu Hồng Vũ thứ 6, truyền lại cho Thương Quý Đổng. Truyền bản ngày nay phần nhiều là Cẩm Đường Ngũ Tinh, Chỉ Kim Hư Thục Ngũ Tinh Thiên Cơ thất ngũ phú. Do đó có thể thấy phái Cầm Đường là một phân chi Tinh Tông quan trọng. Còn có thể khảo chứng thư tịch Tinh tông trong bộ sách Trương Quả tinh tông chép trong Tứ Khố toàn thư, và Tinh Mệnh tố nguyên do Trương Quả trước tác, thân thế Trương Quả có ghi chép trong Tân Đường truyện - Phương Kĩ truyện. So sánh đối chiếu với phương pháp đoán mệnh của Thất Chính Tứ Dư, người ta thấy có nhiều dấu vết diễn biến thành Tử Vi Đẩu Số ngày nay.

Trong suốt khoảng thời gian từ đời Tống đến đầu đời Nguyên, Tử Vi Đẩu Số hầu như im hơi lặng tiếng, người ta không tìm thấy một văn bản nào khác liên quan đến Tử Vi Đẩu Số. Hiện chỉ lưu giữ được 1 bản chép tay sách các cổ quyết của Tử Vi Đẩu Số đời Nguyên.

Đến đời Minh, giai đoạn cuối thời kì chấp chính của Chu Nguyên Chương, vị vua khai quốc triều Minh này đã hạ lệnh cấm dân gian không được học thiên văn, cho nên Tinh tông mệnh lí học dần dần bị chìm trong bóng tối, mãi đến niên hiệu Gia Tĩnh thứ 26 (CN năm 1547) mới giải trừ luật cấm học thiên văn.

Tinh tông mệnh lí học thoát khỏi lệnh cấm này, dần dần từng bước hoàn thiện hệ thống. Tên gọi "Tử Vi Đẩu Số" sớm nhất được thất trong Tục Đạo Tạng, do Trương Quốc Tường, Chính Nhất thiền sư đời thứ 50 của đạo giáo, tập thành vào thời Minh Thần Tông niên hiệu Vạn Lịch thứ 35 (1607), trong đó có 3 quyển Tử Vi Đẩu Số, không rõ tác giả, căn cứ nội dung của 3 quyển Tử Vi Đẩu Số này thì đúng là thuật "Thập Bát Phi Tinh". Đầu đời Thanh, trong Tử bộ thuật số của Tứ Khố toàn thư, tổng cộng ghi nhận được 50 loại thuật số, bao gồm cả "Thập Bát Phi Tinh" và "Tử Vi Đẩu Số". Cũng chính vì vậy mà một số học giả cho rằng Tử Vi Đẩu Số là hình thức cải cách của "Thập Bát Phi Tinh" được thu thập trong Tục Đạo Tạng.

Tuy triều Minh cấm dân gian học thiên văn, nhưng cơ cấu triều đình vẫn có một cơ quan chuyên trách về khí tượng và thiên văn, gọi là "Khâm Thiên Giám", cho nên môn học thuật này vẫn phát triển trong cung đình hoàng gia. Vì nhân tố hoàn cảnh thời đại, Đẩu Số bị khoác lên một bức màn che, làm tăng vẻ thần bí của nó. Tử vi Đẩu Số bắt nguồn từ ngũ tinh thuật, do xuất phát từ Khâm Thiên Giám đời Đường ở Lạc Dương, Trung Châu, nên còn gọi là "Khâm Thiên Giám Bí Cấp".

Sách Tử Vi Đẩu Số toàn thư và Tử Vi Đẩu Số toàn tập đều đề do Trần Đoàn cuối đời Ngũ Đại sáng tác, trong dân gian thì lưu truyền thuyết Lữ Đồng Tân truyền Tử Vi Đẩu Số cho Trần Hi Di. Trần Hi Di lại mang Tử Vi Đẩu Số truyền cho các đồ đệ của mình, trong suốt mấy trăm năm, Tử Vi Đẩu Số mang hình thức bí truyền từ đời này sang đời sau, đây là một trong những nguyên nhân khiến sách Tử Vi Đẩu Số xuất hiện rất hiếm hoi.

Khoảng niên hiệu Gia Tĩnh đời Minh, La Hồng Tiên, một nhà kham dư gia ở Cát Thủy, Giang Tây, khắc in và lưu truyền sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư. Về sau Phan Hi Doãn, hiệu là Phụ Tử Tử ở Giang Tây, biên tập sách Tử Vi Đẩu Số Toàn Tập, và hậu thích của Phan Hi Doãn là Dương Nhất Vũ ở Quan Tây, Phúc Kiến tăng bổ.

Hiện nay hai bản TVĐS này là tư liệu hàng đầu để nghiên cứu TVĐS cổ đại, nhưng đều là bản khắc vào thời kì Đồng Trị đời Thanh. Xét về nội dung thì biết được hai bản này về đại thể thì đại đồng tiểu dị, và không phải do một người biên soạn. 

Vào khoảng cuối đời Minh đầu đời Thanh, toán học và Thiên Văn Học phương tây theo các giáo sữ Mục Ni Các, Thang Nhược Vọng, Nam Hoài Nhân, v.v... truyền vào Trung Quốc. Theo đó, Tinh Tông mệnh lí học và Trạch Cát thuật lại hưng khởi, càng làm cho khoa Tử Bình hưng thịnh hơn. Khoa Tử Bình đồng thời cũng hấp thu tinh hoa của Tinh Tông mệnh lí học. Việc ứng dụng các thần sát cũng xuất hiện nhiều trong khoa Tử Bình, còn khoa Tử Vi Đẩu Số thì ít người biết đến, nên càng mang sắc thần bí.

Trước năm 1950, phương thức đoán mệnh ở Đài Loang phần lớn chỉ dùng khoa Tử Bình. Sau đó trên thị trường lưu truyền cuốn Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, do Trúc Lâm thư cục xuất bản vào năm 1958, sách đề do Hi Di Trần đoàn trước tác, ban đầu chi làm 2 tập, về sau in gộp thành một tập.

Trong khoảng thời gian từ 1947 - 1955, toàn Đài Loan không có thêm bộ TVĐS nào khác. Mãi đến giữa tháng 2, năm 1966, Phúc Châu Xuất Bản Xã mới xuất bản Thập Bát Phi Tinh Sách Thiên Tử Vi Đẩu Số toàn tập, đề tác giả là Đại Tống Hoa Sơn Hi Di Trần Đồ Nam, người tăng bổ là Bạch Ngọc Thiềm. Chủ của bộ sách cổ này là Thiết Bản Đạo Nhân Trần Nhạc Kì.

Điều đáng chú ý là, sách này ở phần phàm lệ của tác giả đề rằng:" Tử Vi Đẩu Số truyền thế, chia ra hai phái Nam Bắc, sách này thuộc Bắc Phái, là chính thống chân truyền, ứng nghiệm vô song, còn Nam Phái là bản lưu truyền trong dân gian, do hậu nhân ngụy thác tên của Hi Di, không ứng nghiệm, là ngụy thư gạt người ..."

Bản sách này tự xưng thuộc Bắc phái, thực ra so với bản Thập Bát Phi Tinh Sách Thiên Tử Vi Đẩu số Toàn Tập do Tập Văn thư cục xuất bản năm 1971, nội dung hoàn toàn tương đồng, chỉ khác là không có câu kể trên.

Giữa TVĐS toàn thư và TVĐS Toàn tập có nhiều chỗ khác biệt, như sau:

(1) Mệnh Chủ:

Trong TVĐS Toàn Thư lấy địa chi cung mệnh làm chủ. Còn trong TVĐS toàn tập thì lấy địa chi năm sinh làm chủ.

(2) Tứ Hóa:
Năm CAnh và năm Nhâm phương pháp an khác nhau. Trong quyển 2 TVĐS toàn thư, phương pháp an của năm Canh là "Nhật Vũ Đồng Âm"; nhưng trong quyển 4 thì lại có mục cổ lệ, phương pháp an là "Nhật Vũ Đồng Tướng"; phương pháp an của năm Nhâm là "Lương Vi Phủ Vũ". Trong TVĐS toàn tập, phương pháp an của năm Canh là "Nhật Vũ Âm Đồng"; phương pháp an của năm nhâm là "Lương Vi Phụ Vũ".

(3) Hỏa Tinh, Linh Tinh:

Trong quyển 2 của TVĐS toàn thư, chỉ lấy địa chi của năm sinh làm chủ, không thấy nói phải phối hợp với giờ sinh hay không; nhưng theo cổ lệ ghi trong quyển 4 thì lại thấy rất rõ ràng là không phối hợp với giờ sinh (ngoài ra, bản đầu tiên còn ghi người sinh năm Tị Dậu Sửu thì Hỏa Tinh ở cung Mão, Linh Tinh ở cung Tuất); phương pháp an trong TVĐS toàn tập là lấy địa chi năm sinh phối hợp với giờ sinh.

(4) Độ sáng của sao:

Trong quyển 2 và quyển 3 của Tử Vi Đẩu Số toàn thư có liệt kê thành 1 bảng các sao ở 12 cung có 7 cấp độ sáng: miếu, vượng, đắc địa, lợi ích, bình hòa, không đắc địa, hãm. Trong TVĐS toàn tập không có bảng liệt kê này, nhưng có "Vượng cung hãm địa cát hung chi đồ" và "Thập nhị cung Lộc Quyền Khoa Kỵ miếu vượng luận"

(5) Đại Hạn:

Trong TVĐS toàn thư, khởi đại hạn là dương nam âm nữ lấy ttru7o7co1 cung mệnh 1 cung (tức là cung phụ mẫu), đi thuận; âm nam dương nữ thì từ sau cung mệnh một cung (tức cung huynh đệ), đi nghịch. Còn trong TVĐS toàn tập, khởi đại hạn từ cung mệnh rồi mới đi thuận hay đi nghịch.

(6) Lưu niên Thái Tuế Thần Sát:

Trong Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư, lưu niên thái tuế thần sát chỉ có "Tứ Phi tinh quyết Tang Hổ Khách Phù", tức là chi an năm thần sát của "lưu niên Thái Tuế thập nhị chi Thần Sát". Trong Tử Vi Đẩu Số toàn tập, lưu niên Thái Tuế thần sát thì an 11 cát thần, 47 hung sát, tổng cộng 58 thần sát.

TVĐS toàn thư và TVĐS toàn tập đều có ghi phương pháp an lưu niên tam cát thần "Thiên Đức, Nguyệt Đức, Giải Thần", phà phi thiên tam sát "Tấu Thư, Tướng Quân, Trực Phù".

(7) Thiên Không và Địa Không:

Trong TVĐS toàn thư lấy địa chi giờ sinh đi nghịch và đi thuận để an Thiên Không, Địa Kiếp. Còn TVĐS toàn tập thì lấy Thiên Không của TVĐS toàn thư gọi thành Địa Không; còn lấy địa chi của năm sinh an một sao khác trước Thiên Không một cung. Do đó có thể biết, Thiên Không và Địa Kiếp của TVĐS toàn thư chính là Địa Không Địa Kiếp của TVĐS toàn tập; còn Thiên Không của TVĐS toàn tập khác với Thiên Không của TVĐS Toàn Thư.

Có một số sao thần sát trong hai cuốn đều có cách an và có giải thích (như Thiên Mã, Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hồng Loan, Thiên Không, Địa Kiếp, Hóa Kị, Thiên Thương, Thiên Sứ, Thiên Hình, Thiên Riêu, Thiên Khốc, Thiên Hư); có một số sao thần sát trong 2 cuốn đều có phương pháp an nhưng không có giải thích (như Thiên Hỉ, Tam Thai, Bát Tọa, Đài Phụ, Phong Cáo, Long Trì, Phượng Các, Tiệt Không, Tuần Không); có một số sao trong TVĐS toàn thư không có, nhưng trong TVĐS toàn tập có phương pháp an (như Thiên Tài, Thiên Thọ, Thiên Quan, Thiên Phúc, Ân Quang, Thiên Quý, Cô Thần, Quả Tú, Kiếp Sát, Hoa Cái, Đào Hoa Sát, Đại Hao, Phá Toái, Địa Không).

Điều đáng ngạc nhiên là, có một số sao như Giải Thần, Thiên Vu, Phỉ Liêm, Thiên Nguyệt, Âm Sát, trong TVĐS toàn thư lẫn TVĐS toàn tập đều không có, nhưng hiện nay sách TVĐS nào cũng thấy.

Hai Bộ Sách TVĐS toàn thư và TVĐS toàn tập có một điểm chung, đó là đều đề cập đến La Hồng Tiên. Theo truyền thuyết, vào đời Minh, La Hồng Tiên từng chỉnh lí Đẩu Số, nhưng về sau sự phát triển cũng không có chứng cứ rõ ràng. Hai bản TVĐS toàn thư và toàn tập lưu truyền trong dân gian vào khoảng cuối triều Minh đầu triều Thanh, nhưng thời bấy giờ dường như ít người xem trọng TVĐS, cho nên phát triển khá chậm, trong khi đó khoa Tử Bình lại rất thịnh hành. Lúc sách TVĐS được đưa vào Đạo Tạng, Đẩu Số vẫn im hơi lặng tiếng (xét về mặt văn bản). Mãi đến năm 1911, TVĐS tuyên vi của Quan Vân Chủ Nhân (thuộc Bắc Phái) mới tái hệ thống, chú giải, bình luận TVĐS một lần nữa.

Năm 1950, xuất hiện hai nhân vật khá quan trọng trong lịch sử phát triển TVĐS, đó là Thiết Bản Đạo Nhân và Hà Mậu Tùng (cao thủ Tam Hợp Phái). Tư tưởng của một phái muốn phát huy ảnh hưởng, thu nhận môn đồ, trước thư lập thuyết là điều bắt buộc, nhưng trong số môn đồ phải có người dương danh thiên hạ mới càng quan trọng, trong 2 người kể trên, Hà Mậu Tùng lão tiên sinh đúng là có đủ 2 điều kiện này. Đại đệ tử của ông là Tử Vân, nhờ trước thư lập thuyết, nói những điều tiền nhân chưa nói, ngày nay đã trở thành nhất đại tông sư trong giới nghiên cứu đẩu số.

Trong khoảng thập nhiên 50 của thế kỷ 20, TVĐS danh gia Lục Bân Triệu (cao thủ Tam Hợp Phái) đến Hương Cảng công khai trương bảng đoán mệnh, độ chính xác khá cao khiến ông nổi tiếng như cồn, ông còn mở lớp dạy, về sau những bài giảng của ông được xuất bản với tên Tử Vi Đẩu Số Giảng Nghĩa. Trong thời kì này còn có một người nổi danh trước Lục Bân Triệu là Trương Khai Quyển, biệt hiệu "Vô Muộn Trai Chủ", với cuốn Tử vi Đẩu Số mệnh lý nghiên cứu, được Vương Đình Chi xưng tụng là cao thủ Bắc Phái.

Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, trong giới nghiên cứu Đẩu Số ở Đài Loan xuất hiện một người tên là Trương Diệu Văn, đại tông sư của "Thái Phái". Vốn là tiến sĩ kinh tế học, vào khoảng những năm 1966 trở về trước ông ở Nhật Bản dạy học, tự xưng mình là truyền nhân đời thứ 13 của Minh Đăng phái (tức Thấu Phái). Năm 1967 ông trở về Đài Loan, mang TVĐS của Thấu Phái truyền bá tại Đài Loan. Phái Đẩu Số này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của TVĐS ở Đài Loan giai đoạn này. Các bản dịch Đẩu Số từ tiếng Nhật sang tiếng Hán cũng dần dần xuất hiện, thời kì đầu có A Bộ Thái Sơn, về sau có Bảo Lê Minh, v.v... đều là các tác gia thuộc nhóm nghiên cứu đẩu số Đông Dương.

Đương thời, có rất nhiều bản dịch TVĐS của A Bộ Thái Sơn xuất hiện ở Đài Loan, cho nên ông khá nổi tiếng. Ông là người trong thấu phái, Đẩu Số của ông đương nhiên theo phương pháp "quá tiết khí".

Tương truyền người sáng lập Thấu Phái là một phụ nữ đời Minh tên Mai Tố Hương.

Thấu phái gọi Đẩu Số là "Tử Vi chiêm tinh thuật"; phái này thần thoại hóa các "tinh diệu", lấy bối cảnh cuộc chiến tranh giữa nhà Ân và nhà Chu thời viễn cổ, mang các nhân vật trong Phong Thần diễn nghĩa gán vào các tinh diệu. Đặc điểm của Thấu phái là vấn đề "quá tiết khí" khi khởi mệnh bàn. Đến khoảng giữa thập niên 80 của thế kỉ trước, do giới nghiên cứu Đẩu Số ngày càng tăng và càng chuyên sâu hơn, đương thời, quan điểm này của Trương Diệu Văn bị khá nhiều học giả Đẩu Số công kích. Do đó Thấu Phái Đẩu Số lưu truyền đến ngày nay ko còn như trước kia, phần lớn đều bỏ không dùng nguyên tắc "quá tiết khí".

Khoảng giữa thập niên 70 của thế kỉ trước, TVĐS ở Đài Loan dần dần thịnh hành. Trong số các nhân vật xuất hiện vào thời kì này có một người đáng được đề cập, đó là Lương Tương Nhuận, ông là lão tiền bối trong giới nghiên cứu Tử Bình, các tác phẩm về TVĐS của ông cũng rất có giá trị, phần nhiều viết chung với bà Lương Thiên Lan.

Trước năm 1981, trong giới nghiên cứu Đẩu Số còn có ba người khác nổi tiếng khác là Lục Dị Công, Khổng Nhật Xương, Chung Trực Lâm.

Có thể nói trước thập niên 80 của thế kỉ 20, TVĐS giống như đang ở trong thời kì tiềm phục, cho đến năm 1982, TVĐS tân thuyên của Tuệ Tâm Trai Chủ ra đời, giới nghiên cứu Đẩu Số mới nổi cơn sóng gió mạnh kéo dài hơn 10 năm. Trong quá trình này, nhiều phương diện bí truyền ẩn tàng của TVĐS đã được đưa ra ánh sáng.

Người gây ảnh hưởng sớm nhất ở giai đoạn này có thể nói là Tuệ Tâm Trai Chủ, tên tuổi của bà có ấn tượng rất sâu trong phần lớn độc giả ở Đài Loan và Hương Cảng. Trước năm 1980, người học Đẩu Số phần nhiều tham dự các lớp học nhỏ là chính, nhưng từ lúc Tuệ Tâm Trai Chủ bắt đầu bàn luận Đẩu Số trên báo, giống như đã thổi vào Đẩu Số một luồng sinh khí mới. Tuệ Tâm Trai Chủ đã sử dụng ngôn ngữ thường ngày dễ hiểu để giải thích Đẩu Số, khiến những điều cổ truyền khó hiểu trở thành rất dung dị. Bộ sách TVĐS tân thuyên có thể nói là rất thành công, về sau bà viết thêm nhiều cuốn khác cũng đều thành công. Sự thành công của bộ sách TVĐS tân thuyên không phải là ngẫu nhiên, nó đã làm cho độc giả thời ấy có thể tự lập mệnh bàn và tự mình phân tích từng cung. Nhưng do bà dùng cách giải đoán từng cung cho dễ hiểu, nên cũng khiến người đọc dễ hiểu lầm về kĩ thuật và quy tắc luận đoán Đẩu Số. Tóm lại, đối tượng của bà là đại chúng phổ thông, vì vậy có mặt hạn chế, không đi sâu vào sự tinh tế của Đẩu Số, nhưng cũng không phải là không có tuyệt kĩ.

Từ lúc Đẩu Số bắt đầu được xem trọng, nhiều tác phẩm Đẩu Số ra đời, thuyết của các nhà trăm hoa đua nở. Một số thì giảng giải tâm pháp cổ truyền, một số thì chủ trương Đẩu Số và Tử Bình phối hợp tham chiếu, một số thì thần bí hóa, mang Đẩu số gộp chung với tôn giáo, một số khác thì tuyên bố mình được truyền bí pháp chép tay của tiên sư, v.v... Trung số này đáng chú ý có những người sau đây:

- Ngô Tình, đáng tiếc sách của ông này hầu như đã tuyệt bản, rất khó mua trên thị trường. Ông phê bình Đẩu Số cổ truyền rất nghiêm túc. Một số đặc điểm trong sách của ông như: Phần lớn các sao nhỏ trong Đẩu Số ông đều không dùng tới, Thiên Thương và Thiên Sứ theo thuyết cổ truyền có thể đoán sinh tử, ông cho rằng chỉ hù dọa người ta; thuyết "miếu, vượng, lợi, hãm" cũng không dùng, v.v... Thuyết của ông toàn bộ trọng điểm nằm ở sự biến hóa của tứ hóa, cho rằng Hóa Lộc và Hóa Kị mới là nhân tốt quyết định. Đồng thời ông còn nhấn mạnh mình có "bí kíp ngàn năm bất truyền". Thuyết của ông ngày nay ảnh hưởng mạnh trong lưu phái Phi Tinh trong Bắc Phái TVĐS.

- Sở Hoàng, phải kể là người đầu tiên công khai phương pháp bày bố tinh bàn trên bàn tay, trước ông, các sách Đẩu Số phần lớn đều chỉ căn cứ vào "cổ quyết". Ông trước thư lập thuyết, chủ trương Đẩu Số và Tử Bình phối hợp tham chiếu, trong Đẩu Số còn ứng dụng một số nguyên lí đoán mệnh của Tử Bình. Trong thuyết tương sinh tương khắc, tác giả còn sáng tạo ra lí luận "Lạp Hoàn", dùng để giải thích vận tác giữa các tinh diệu với phép tắc bát tự, cũng được cho là thành một pháo.

- Chính Huyền Sơn Nhân, là người sáng lập ra thuyết "thiên địa nhân TVĐS", nói Đẩu Số là do "thần tiên" dạy cho ông. Chính Huyền Sơn Nhân viết rất nhiều sách Đẩu Số, trong đó nói nhiều về quá trình và tinh thần cầu đạo của ông. Chính Huyền Sơn Nhân mang các sao trong TVĐS liên hệ với chư vị tiên nhân ở trên trời, thần bí hóa TVĐS đến cực độ. Đồng thời, chủ trương "Cung can phi xuất tiên thiên tứ hóa tinh".

- Phan Tử Ngư trương bản đoán mệnh khá sớm, học trò rất đông, trước tác cũng không ít, phải kể là rất thịnh hành một thời. Đặc sắc trong các trước tác Đẩu Số của ông là lời đoán mệnh phán như đinh đóng cột.

- Tử Vân là học trò của Hà Mậu Tùng, một cao thủ Tử Vi Đẩu Số thời kì đầu. Năm 1987, ông xuất bản cuốn Đẩu Số dữ nhân sinh, làm chấn động giới nghiên cứu Đẩu Số ở Đài Loan và Hương Cảng. Trong cuốn Đẩu Số dữ nhân sinh, Tử Vân tự thuật quá trình nghiên cứu Đẩu Số của mình, và thuyết minh quan điểm của ông về tính chất và ứng dụng của 12 cung. Trong thời gian này, sách Đẩu số liên tục được xuất bản với số lượng lớn, nhưng phần nhiều chẳng có cống hiến gì. Riêng sách của Tử Vân tiên sinh được cho là đã bổ sung những chỗ trống trong Đẩu số cổ truyền. Ngày nay trong giới nghiên cứu Đẩu Số, người được tôn là bá chủ về phương diện kĩ thuật luận đoán chính là Tử Vân tiên sinh. Nhất là vào năm 1990, trong Đẩu số luận hôn nhân, Tử Vân tiên sinh đã đưa ra thuyết "Thái Tuế nhập quái pháp" và nguyên tắc "Tương khê", đã giải quyết vấn đề kĩ thuật mà cả trăm năm nay không cách nào giải thích, nhờ vậy cũng đã giải quyết chỗ khiếm khuyết trong bộ Hiện đại Tử Vi của nhóm Liễu Vô Cư Sĩ. Thuyết này đã biết Đẩu Số thành một phương pháp chỉ ra xu thế và phương hướng của mệnh vận; từ đó Đẩu Số có cách để phân biệt những người sinh ra cùng một giờ có mệnh vận khác nhau. Đây đúng là một bước đột phá trong lịch sử phát triển TVĐS.

Vai trò của Tử Vân tiên sinh rất quan trọng trong hệ phái Tam Hợp. Về cơ bản, phương pháp luận Đẩu Số của ông cũng tương tự như Vương Đình Chi, lấy truyền thống làm chính tông, làm khung giá cho phép luận đoán, lấy bối cảnh thực tế để diễn giải, tổng hợp cổ kim, và rất chú trọng phương diện tâm lí, sinh lí, nhân tính để ứng dụng trong luận đoán.

Trước năm 1989, Tử Vân đã cho ra đời bộ Đẩu Số luận danh nhân, các sách này đã gây sự chú ý trong giới nghiên cứu Đẩu Số, va đã có uy danh. Năm 1990, trong lúc thị trường chứng khoán của Đài Loan đang từ thịnh chuyển thành suy, phong trào đầu tư vào cổ phiếu bị giảm mạnh, Tử Vân lại hoàn thành cuốn Đẩu Số luận cầu tài, sách này đưa ra phương pháp luận đoán mới, bổ sung phép đoán của tiền nhân, cho rằng, hễ tiền có được nhờ đầu cơ hay đầu tư, cần phải xem cung phúc đức. Tức là, tiền kiếm được không do sức lực hay trí lực của bản thân thì không xem ở cung tài bạch. Trong cuốn đẩu số luận hôn nhân, về phương diện lí luận và thực tế luận đoán của Đẩu Số, đều có sự phát triển mang tính đột phá.

Ngày nay, địa vị của Tử Vân trong giới nghiên cứu Đẩu Số ở Đài Loan được xếp ngang hàng với Vương Đình Chi của Trung Châu Phái ở Hương Cảng. Học trò của ông cũng rất đông, trong số đó nổi tiếng nhất là Liễu Vô Cư Sĩ và Tuệ Canh. Ngày nay ở Đài Loan tên tuổi Liễu Vô Cư Sĩ cũng khá lớn.

Trong số những người còn lại phải kể đến Khôn Nguyên và Vu Ngoan Dã Nông, thực ra đây chỉ là một người, "Vu Ngoan Dã Nông" là biệt danh mà sau này ông ít dùng đến. Khôn Nguyên có nhiều bút danh như Hoàn Hữu Thủy Ngân, Lam Thần, Trịnh Giả Học. Trước tác Tử Vi Đẩu Số của ông có bộ Tử Vi Đường Áo khá nổi tiếng.

Kế đến là Phál Quảng Cư Sĩ và Nam Bắc Sơn Nhân, trong hai người thì Pháp Quảng Cư Sĩ trước tác nhiều hơn, ông có một bộ tùng thuy Truy Tung Chính Thống Đẩu Số, khá thịnh hành vào thời điểm đó, hơn nữa còn có tính liên tục khá mạnh, kéo dài cho đến ngày nay. Còn Nam Bắc Sơn Nhân, tên thật là Đồng Bành Niên, đương thời lấy danh nghĩa "Chính Tông Bác Phải TVĐS" để đoán mệnh, tác phẩm xuất bản không nhiều, chỉ có một quyển Chính Tông TVĐS toàn thư mà thôi.

Bắt đầu từ năm 1984, TVĐS bước vào thời đại mới, có thể quy công cho một nhóm người, trong số đó có 2 nhân vật trung tâm là Hoàng Trung Lâm, và Chu Vi. Nhờ nỗ lực của họ, Đẩu Số hiện đại hóa dần dần rõ nét, lí thuyết mệnh lí mang tính khoa học bắt đầu được xây dựng. Hoàng Trung Lâm có bút danh là Liễu Vô Cư Sĩ, vốn là một kí giả, về sau ông nghiên cứu mệnh lí và bắt đầu viết sách đẩu số vào năm 1981. Năm 1984 ông viết cuốn Tử Vi luận mệnh, làm cho ông có tiếng nói trong giới nghiên cứu đẩu số. Cuốn sách này khá thành công, sau đó trong khoảng thời gian từ năm 1985 đến 1986 ông đã hoàn thành bộ sách quan trọng 7 quyển là Hiện đại tử vi, đây là bước đầu tiên quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa Đẩu Số.

Nội dung cuốn Tử Vi luận mệnh chủ yếu là phê phán các tác phẩm của các đại sư thời đó, và từ những luận chứng của mình, tác giả đã đưa ra quan niệm và kĩ thuật luận mệnh mới. Đương nhiên lúc đó các đại sư cũng phản kích dữ dội. Sau cuốn TV mệnh luận, LVCS trở thành nhân vật ưu tú mới trong giới nghiên cứu Đẩu Số. Nhờ phương pháp luận và mô thức khảo cứu hiện đại, Liễu Vô Cư Sĩ còn được coi là nhân vật trí thức phát biểu về mệnh lý truyền thống.

Bộ hiện đại tử vi ra đời từ năm 1985 đến 1986, tổng cộng gồm 7 tập. Về tác giả, ngoài Liễu Vô Cư Sĩ, còn có giáo sư Hứa Hưng Trí, thuật sĩ Tuệ Canh, Quách tiên sinh, Tượng Sơn Cư Sĩ, Phi Vân Cư Sĩ, ...

Trong bộ hiện đại Tử Vi (HĐTV) có một phần gọi là "Tử Vi quảng trường", tức là phần đăng thư do độc giả gửi đến và giải đáp của các tác giả, đây cũng là một sáng kiến, và cũng là nhân tố khiến bộ sách này có sức ảnh hưởng khá lớn vào lúc đó. Bộ HĐTV mỗi tập đều có đặc sắc, nhất là tập 7, có nhiều quan niệm đáng chú ý. Điều đáng được nhắc đến là nỗ lực hiện đại hóa Đẩu Số của bộ sách này. Trong đó đưa ra quan điểm cần nhấn mạnh tính thời đại trong việc tìm hiểu bản chất của Đẩu Số. Một số vấn đề khác còn đợi sự nỗ lực của hậu học. Phương hướng của phái Hiện Đại là sử dụng logic để khảo nghiệm mệnh lý, từ đó xác nhận khả năng và chỗ hạn chế của đẩu số, đây là bước tiến lớn trong việc hiện đại hóa đẩu số. Vì trước đó, quan niệm của người luận mệnh đẩu số là: bất kể sự tình nào cũng đều có thể dựa vào mệnh bàn mà đoán ra, dù mệnh tạo có quan hệ với người khác hay không. Nhưng trong bộ HĐTV lại phủ định nguyên tắc bành trướng này, chủ trương rằng, đối với những sự vật mà bản thân mình có thể quyết định được, Đẩu Số mới có thể luận đoán, nếu mệnh tạo không có quan hệ gì với người khác thì không cách nào luận đoán, trừ phi ở trong mối quan hệ với họ. Đây là thành tựu lớn của bộ Hiện Đại Tử Vi, tuy chỉ hoàn thành một nửa trước. Về nửa sau liên quan đến "điều kiện ở trong mối quan hệ" thì phải đợi sư phụ của ông là Tử Vân giảng giải.

Vào tháng 3 năm 1985, trong giới nghiên cứu Đẩu Số xảy ra một sự kiện lớn, đó là sự xuất hiện của bộ sách "thiên cổ bí cấp" gọi là Hoa Sơn Khâm Thiên Tứ Hóa Tử Vi Đẩu Số phi tinh bí nghi, là bí truyền của Tố Tâm Lão Nhân truyền lại cho Sái Minh Hoành. Sự xuất hiện của nó tạo thành một trào lưu cực lớn về sau, ban đầu được rao bán trên tạp chí Tinh tướng với giá một vạn năm ngàn nguyên (đơn vị tiền tệ của Đài Loan), sau giá nâng lên tới ba trăm vạn nguyên.

Phi Tinh phái là một chi của Bắc phái TVĐS cũng nổi rộ lên trong thời kì này, hiện đang rất thịnh hành ở Đài Loan và Trung Quốc lục địa. Đại biểu nổi tiếng hiện nay là Lương Nhược Du mà sự phụ của Lương Nhược Du là Chu Thanh Hà, một cao thủ tiền bối của Phi Tinh Phái, nội dung TVĐS của phái này sẽ được trình bày đầy đủ trong Trung Châu Tử Vi Đẩu Số - Tứ Hóa Phái của cùng tác giả Nguyễn Anh Vũ.

Có nhiều người cho rằng TVĐS Phi Tinh phái là do người cận đại phát minh. Sở dĩ có sự hiểu lầm này, là do họ cứ nghĩ rằng TVĐS phi tinh bí nghi của Sái Minh Hoành là căn nguyên Phi Tinh phái. Rất nhiều người cho rằng TVĐS của Phi Tinh phái là do Sái Minh Hoành tự sáng chế ra.

Thực ra, trước khi TVĐS phi tinh bí nghi lưu truyền rộng rãi, lí luận TVĐS của Phi Tinh phái đã xuất hiện từ lâu. Vả lại, Phi Tinh Phái cũng có nhiều phân chi, Sái Minh Hoành cũng là một chi phái trong số đó, nhưng là phái được nhiều người biết đến vào thời kì này.

Ngoại trừ các bậc tiền bối như Ông Phúc Dụ, Phương Ngoại Chân, Từ Tăng Sinh, và Lương Nhược Vọng (học trò Sái Minh Hoành) ... còn có một số người ít ai biết đến ở Trung Quốc lục địa, nhưng cũng là cao thủ truyền dạy theo truyền thống Bắc Phái Phi Tinh. Ngay như ở Đài Loan, chỉ nói số đồng môn cùng lứa với Sái Minh Hoành, ít nhất cũng có năm người. Hơn nữa, Sái Minh Hoành trong quyển 1 của Khâm Thiên tứ hóa TVĐS phi tinh bí nghi cũng có nói, "bí nghi" là do ông tập đại thành truyền thống Phi Tinh TVĐS. Cho nên, phải nói "bí nghi" là sở học của ông được truyền thừa mới đúng. Ví dụ như "Phi Tinh chuyển yết quan quyết" trong Khâm Thiên tứ hóa TVĐS phi tinh bí nghi (Phan Tử Ngư gọi là "Phi Yến Quỳnh Lâm", ông được bí truyền từ TQ lục địa) đã lưu truyền rộng rãi trước khi "bí nghi" xuất hiện, rất nhiều phái xem nó là "bí bảo".

Tử Vi đẩu số của bắc phái Phi Tinh (hay còn gọi là Tứ Hóa Phái) có nhiều truyền thừa khác nhau, lí luận của các chi hệ đều đại đồng tiểu dị. Đương nhiên, trong đó cũng có xuất hiện tư duy mới. Như "Đồng bộ đoán quyết" của Phương Ngoại Nhân chính là phát hiện độc đáo, nhưng nếu nghiên cứu tỉ mỉ nội chung của nó, chúng ta sẽ phát hiện kết luận của Phương Ngoại Nhân không tách rời lí luận cơ bản của Bắc Phái Phi Tinh, Phương Ngoại Nhân cũng nói thẳng, "Đồng bộ đoán quyết" chỉ là suy luận ra từ nền tảng truyền thống, chứ không phải là phát minh nguyên lý gì.

Tử Vi Đẩu Số đang trong giai đoạn hưng khởi, sự xuất hiện một nguồn tư liệu mới đã gây thêm hứng thú cho giới nghiên cứu Đẩu Số. Truyền thống Bắc Phái Phi Tinh đặc biệt ở chỗ vận dụng tứ hóa khác với truyền thống của Tam Hợp Phái. Phái này cho rằng sau khi lập xong mệnh bàn tiên thiên, trong 12 cung đều có thiên can riêng, thiên can của cung mệnh ngoại trừ dùng để tương phối với địa chi (nạp âm) để tính toàn bày bố 14 chính tinh, nó còn được dùng để bày ra một bộ tứ hóa, như vậy mệnh bàn tiên thiên sẽ thêm một tầng biến hóa, việc luận đoán cũng theo đó mà thâm sâu hơn. Càng tinh vi hơn là, không phải chỉ có cung mệnh phi xuất một bộ tứ hóa, mà 11 cung còn lại cũng vậy.

Trước tác của các cao thủ nổi tiếng trong Bắc Phái Phi Tinh gồm có Sái Minh Hoành, Tử Dương, Từ Tăng Sinh, Phương Ngoại Nhân, Khuyến Học Trai Chủ, Lương Nhược Du,v.v... đều có cống hiến đã kể. Phương pháp luận mệnh của họ khá phức tạp, nếu có điều kiện các bạn nên tìm hiểu trong Trung Châu Tử Vi Đẩu Số - Tứ Hóa Phái của cùng tác giả Nguyễn Anh Vũ.

Cũng trong khoảng thời gian này Vương Đình Chi xuất hiện và tự xưng mình là truyền nhân của phái Trung Châu, công nhận Tử vi Đẩu Số Giảng Nghĩa của Lục Bân Triệu là truyền bản của Khâm Thiên Giám Bí Cấp, và tiết lộ nội dung bí truyền Tử Vi Tinh Quyết của môn phái Trung Châu. Ảnh hưởng của Vương Đình Chi khá lớn ở Hương Cảng, về sau lan rộng qua Đài Loan, Singapore, Bắc Mĩ, v.v... kéo dài cho đến ngày nay. Phương pháp luận mệnh của ông là nội dung chủ yếu của bộ Trung Châu Tử Vi Đẩu Số - Tam Hợp Phái mà chúng tôi biên soạn để giới thiệu đến bạn đọc ở đây.

Nhờ sự thành công của bộ Hiện Đại Tử Vi, một số tác giả cũng bắt đầu viết sách, như Đường Sơn Dật Sĩ, Tuệ Canh, v.v... Trong số đó, các công trình của Tuệ Canh Thuật Sĩ là có ảnh hưởng nhất. Tác phẩm của Tuệ Canh là Tử Vi Đẩu Số khai vận toàn tập, trong đó quan niệm và ứng dụng của 12 cung, cho tới tính chất các tinh diệu đều được ông giảng giải rất tinh tế. Đây là sự kiện xảy ra sau năm 1988.

Cũng trong khoảng thời gian này, có một số học giả mới cũng trước thư lập thuyết, trong đó cũng có vài người đáng chú ý, như Ngô Đông Tiều trong Đẩu số tân quan niệm, Trần Thế Hưnh trong Tử Vi Đẩu Số đạo luận, Phúc Canh trong Đẩu Số tâm lí học, Tượng Sơn Cư Sĩ trong Thiên Tinh Đẩu Số bí cấp và Thiên Tinh Đẩu Số chân cơ điển phạm. Nhưng sách này phần lớn thảo luận về đặc tính cơ bản của tinh diệu và các cách cục, cũng có thành tựu.

Trong thời gian này, Liễu Vô Cư Sĩ mang Tử Vi Đẩu Số tuyên vi và Tử Vi Đẩu Số toàn tập ra chú giải; sau đó ông còn đem hết tâm lực ra để hệ thống hóa phương pháp Đẩu Số của mình, lúc này Liễu Vô Cư Sĩ đã dần dần có những quan điểm khác với sư phụ của mình là Tử Vân. Ông đề xuất một số điều, ví dụ như: Bỏ Lộc Tồn, Thiên Mã và các sao cấp 2; ông còn đề xuất: phế bỏ Hóa Quyền và Hóa Khoa, tứ hóa chỉ còn Hóa Lộc và Hóa Kị; ngoài ra còn có một số nguyên tác "khoa học thích dụng tính".

Lúc này TVĐS lộ rõ sức quyến rũ của nó. Ngày nay, có thể nói TVĐS chia thành hai dòng chính:

- Một là, chủ yếu lấy tinh diệu để luận đoán, gọi chung là Tam Hợp Phái (hay Nam Phái). Trong số các chi lưu thuộc Tam Hợp Phái, thì phái Trung Châu Vương Đình Chi là có hệ thống hoàn bị nhất.
- Hai là, chủ yếu lấy "tứ hóa" để luận đoán, gọi chung là Tứ Hóa Phái (hay Bắc Phái). Trong số các chi lưu thuộc hệ phái Tứ Hóa, thì Khâm Thiên Môn là có hệ thống nghiêm cẩn nhất.

Riêng tại Trung Hoa lục địa, trào lưu nghiên cứu thuật số nói chung, TVĐS nói riêng, cũng khá rầm rộ. Các lưu phái Tử Vi Đẩu Số ở đây phần lớn đều có khuynh hướng tổn hợp hai dòng chủ lưu kể trên. Đáng kể nhất có:

- Tử Vi phái do Vũ Quảng Thịnh sáng lập, chủi trương dung hợp tinh hoa của các phái hệ, với nguyên tắc "Đơn giản và trực tiếp thâm nhập chủ đề". Lí luận đẩu số của ông rất có giá trị tham khảo.

- "Kì Môn Phái", đại biểu hiện nay là Đại Đức Sơn Nhân với bộ Tử Vi Đẩu Số tinh thành, v.v... Ông chủ trương lấy các nguyên tắc của bản môn làm nền tảng, và cũng dung hợp tinh hoa của các phái để luận đoán.

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

NHẬN ĐỊNH VỀ CUỐN TỬ VI ÁO BÍ của HÀ LẠC DÃ PHU VIỆT VIÊM TỬ

PHONG NGUYÊN

Trong suốt thời gian tìm hiểu về khoa tử vi, tôi có thói quen là hễ có cuốn tử vi nào xuất bản là mua liền, bất kể hay hoặc dở vì tôi nghĩ cuốn nào dù tầm thường tới đâu, tất cũng phải có 1-2 điều đáng chú ý. Do đó, khi đọc 1 vài nhật báo đăng quảng cáo về cuốn Tử vi Áo Bí, tôi vội ra tiệm sách mua liền và trong thâm tâm cũng chỉ cho rằng cuốn này cũng lại chỉ tổng hợp tất cả các sách tử vi khác đã xuất bản với phần trình bày ngoài bìa cổ kính để hấp dẫn độc giả. Nhưng sau khi đem về nhà nghiền ngẫm, tôi rất đỗi ngạc nhiên và sung sướng vì cuốn này đã vượt xa các cuốn khác và chứa đựng những điều rất khác lạ về chi tiết, khiến tôi bất giác chứa chan hy vọng sẽ thấu hiểu hơn nữa về tử vi và chẳng ngại ngần gì dành riêng 1 bài này để nêu ra 1 số nhận định về Tử Vi Áo Bí, mặc dầu có thể bị 1 số người hiểu lầm là tôi gián tiếp quảng cáo cuốn tử vi trên. Tôi xin chấp nhận mọi điều phê phán và còn dám nói thêm rằng cuốn Tử vi Áo Bí còn xứng đáng hơn nữa
Tôi xin nêu ra dưới đây vài điểm độc đáo trong cuốn này để quý bạn nhận định, đồng thời bổ túc và điều chỉnh những điều mình đã biết về tử vi

1. ĐẠI HAO, TIỂU HAO
Theo các sách tử vi đã xuất bản và theo sự hiểu biết của tôi, 2 sao Đại Tiểu Hao thược hành Hỏa, nhưng ông HLDP đã cho rằng 2 sao này thuộc hành Thủy. ông đã nêu ra cách Song Hao Mão Dậu (chúng thủy triều đông) để chứng minh, vì “chúng thủy” là tất cả các dòng nước chứ đâu có phải là chúng Hỏa, đồng thời Tý Ngọ Mão Dậu là tứ chính Thủy, chỉ Song Hao mới miếu ở đó. Kể ra như vậy rất hợp lý. Nếu Song Hao là Hỏa, sao lại miếu ở cung Kim (Dậu)?
Ngoài ra, ông còn nêu lên Song Hao tượng cho cái mũi (các sách khác không nói tới), nếu cư mệnh là mũi bị hếch lên 1 chút

2. TƯỚNG QUÂN NGỘ TRIỆT
Bất cứ ai đã hiểu về tử vi đều biết câu phú :”Tướng Quân ngộ Triệt trước miền, khi ra trận mạc ắt liền tan thây”, và ông thầy nào khi gặp cách này cũng lo ngại cho than chủ. Chính tôi khi xem cho 1 người nhà, thấy có cách này cũng rất lo âu mặc dù cho tới ngày nay, người đó đã sắp về già mà vẫn chưa thấy có tai nạn gì xảy ra. Nhưng sau khi đọc cuốn Tử vi Áo Bí (vt: TVAB), tôi thấy yên lòng và mới nhận thấy mình biết 1 mà không biết 2
Ông HLDP đã xét đến Triệt Tuần theo lý Âm Dương, người Dương thì thuận mà Âm thì nghịch. Ông có nêu ví dụ : người Dương, mạng ngồi cung Mão có Tướng Quân ngộ Triệt, thời Triệt kia đâu có đủ sức mà làm hại Tướng Quân, vì Triệt ở sau lưng ông Tướng Quân (Triệt án ngữ 2 cung Dần Mão, tức Mão ở trước Dần trong trường hợp này). Nếu người Âm thì đương nhiên Triệt cản Tướng Quân vì lúc đó Triệt ở trước mặt, và lúc đó câu phú thường lệ sẽ rất ứng nghiệm.

3. TUẦN TRIỆT
Thường thường khi đoán tử vi cho ai mà cung Mạng có chính tinh bị Tuần Triệt, tôi áp dụng câu “Tuần Triệt đương đầu, thiếu niên tân khổ” và cho rằng “đương đầu” có nghĩa là án ngữ tại cung đó. Sauk hi đọc TVAB tôi mới biết đương đầu không phải vậy, vì ông HLDP đã theo Dịch lý:”Dương hành tam thất (3/7) – Âm quy nhị bát (2/8) – Định lý này hoàn toàn mới lạ đối với tôi)
Ông có nêu ví dụ sau: Triệt Tuần ở 2 cung Dần Mão
a. Người sinh thuộc Dương thì cung Dần ảnh hưởng 7 phần, cung Mão 3 phần
b. Người sinh thuộc Âm thì cung Mão ảnh hưởng 8 phần, cung Dần 2 phần
Do đó nếu Mệnh của người Dương cư Dần thì bị hại lớn vì chịu 7 phần, nếu ở Mão thì chỉ chịu 3 phần. Trái lại cung Mệnh của người Âm ở cung Mão lại chịu 8 phần, nếu cư Dần chỉ chịu 2 thôi. Ngoài ra cũng phải xét theo Âm nghịch Dương thuận (như trường hợp Tướng Quân ngộ Triệt) để biết Tuần Triệt có ở phía trước mặt hay không rồi mới có thể cho là “đương đầi”. Vì vậy có những trường hợp Tuần Triệt đương đầu mà vẫn phú quý, hưởng thụ là như thế
Ngoài ra TVAB còn nêu ra vấn đề “Tuần Triệt ảnh hưởng các cung xung hợp” rất độc đáo cùng nhiều chi tiết khác lạ nữa mà tôi xin miễn nêu trong bài này để khỏi dài dòng về cùng 1 mục (xin quý bạn coi từ trang 572 đến 577 nếu đã có cuốn TVAB)

4. TẢ PHỤ - HỮU BẬT
Trong các sách tôi không thấy nói đến sự khác biệt giữa 2 sao Tả Hữu nhưng TVAB đã nêu ra rất chi tiết các dị biệt giữa 2 sao đó như sau:
- Tả Phụ thuộc hàng văn, bàn tính mưu cơ chiến thuật, nên chữ Hán viết chữ Phụ có chữ Xa (là xe) tức là ngồi cùng 1 xe với ông vua để giúp về kế hoạch, ông vua cũng chỉ có thể ở chung với văn quan mà thôi, nên sao Tả Phụ đồng cung với Tử Vi là tốt
- Sao Tả Phụ đồng cung với Thiên Phũ ở Tuất là Tả Phủ cách, thượng cách vì Thiên Phủ miếu ở Tuất mà Tả Phụ cũng miếu ở đó
- Sao Hữu Bật thuộc hàng võ quan, nên chữ Hán viết chữ Bật có bộ Cung (tức là cung tên) – 1 thứ võ khí. Đã là võ tất phải đi bên ngoài mà đánh đông dẹp bắc, không nên ở cùng 1 cung (ví như 1 nhà) với ông vua, vì hàng võ bao giờ tính nết cũng cương cường, có thể đoạt ngôi giết chúa, thường lộn xộn, không thâm trầm như các văn quan

5. CÁC CÁCH CỦA ĐẨU SỐ
Theo ý thôi thì phần độc đáo nhất trong TVAB là phần nói về các cách của đẩu số. Trong các sách khác, khi nói về các cách, chỉ có liệt kê : Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Tham, Cự Nhật, Cơ Nguyệt Đồng Lương với phần giải nghĩa rất đơn sơ, tổng quát. Nhưng trong cuốn TVAB thì phần này rất chi tiết, khác lạ. Ông HLDP đã nêu ra tương quan giữa ngũ hành của bản mạng với từng cách, rồi còn nêu ra sự quan hệ của các cung liên hệ tới cách cùng với các sao phối hợp với các cách….Tôi không dám nêu ra các chi tiết nơi đây, chỉ xin các bạn coi phần trên (chương 8) thì sẽ thấy tôi không hề quá khen

6. TAM HỢP CỤC
Mỗi khi bàn đến vấn đề Miếu, Vương, Đắc Hãm, ai cũng chỉ xét đến cung có sinh sao hay không. Có người lại cho rằng Trần Đoàn đã ấn định sao nào Miếu, Vượng, Đắc, hãm ở cung nào thì cứ theo như thế, miễn bàn tới cho thêm lộn xộn (ví dụ như tại sao Thiên Phủ miếu tại Tuất, Tử Vi tại Ngọ thì hiểu được vì cung Tuất thuộc Thổ hợp Thổ là Thiên Phủ, cung Ngọ là Hỏa thì sinh Thổ là Tử Vi nhưng nếu hỏi tại sao Thiên Phủ lại miếu vượng ở Dần cách “Tử Phủ Dần Thân” thì khó trả lời, vì cung Mộc đâu có hợp với Thổ là Thiên Phủ). Nhưng nếu đọc mục Tam hợp Cục trong TVAB thì thấy có đáp số cho bài toán kể trên, và còn thấy điểm lạ lùng nữa là vòng Trường Sinh không an như thường lệ (khởi Trường Sinh ở 4 cung Dần Thân Tị Hợi) mà còn có khi ở cung khác nữa
Tuy nhiên tôi rất tiếc và thú thực với quý bãn là chính tôi cũng không thấu hiểu mục này nên đành chịu, không thể bàn gì thêm hơn nữa. Quý bạn có chê, kẻ hèn này không biết nói sao. Tôi chỉ mong soạn giả của cuốn TVAB trình bày cho tỉ mỉ hơn nữa thì may ra mới hiểu thấu. Tôi có tiếp xúc với soạn giả bằng điện thoại (ghi trong TVAB trang chót) để xin giảng giải rõ rang thì được biết osa5n giả đang đau yếu nặng, không thể tiếp khách được. Chừng nào có dịp may được biết tường tận, tôi sẽ nêu ra trên KHHB để quý bạn lấy làm tài liệu
Trước khi chấm dứt bài này, tôi cũng xin nếu 1 vài tiểu tiết sơ sót trong cuốn TVAB để giữ tinh thần khách quan:Nguồn : tuvilyso.org

THÁI DƯƠNG

1.THÁI DƯƠNG:
1.1 Dẫn nhập:
Thái Dương là Mặt Trời là nguồn sống của vạn vật. Có thể nói mọi sinh vật trên quả đất này đều được hưởng ân huệ của Thái Dương, Thái Dương ban phát ân huệ một cách vô tư, không tính toán, không hề đòi lại, chỉ có cho mà không có nhận.
Trong khoa Tử Vi, căn cứ vào vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng mà chúng ta có địa bàn 12 cung dùng để xem Tử Vi. Thái Dương chính là Mặt Trời là điểm khởi đầu cho tất cả. Các bạn có thể đọc trong Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học của Tiến Sỹ Đằng Sơn để hiểu thêm rằng khoa Tử Vi thật ra khởi đầu bằng hai sao Âm Dương chứ không phải Tử Phủ.
Thái Dương là dương hỏa tượng trưng cho ánh sáng của lý trí, của sự thông minh kiêu hãnh. Đã là nguồn gốc của vạn vật, ai cũng được hưởng ân huệ của Thái Dương cho nên bất cứ tuổi nào mệnh nào cũng được hưởng ít nhiều từ sao Thái Dương, được hưởng nhiều nhất là người mệnh Hỏa, thứ nhì là mệnh Thổ, các mệnh Kim Thủy Mộc hưởng như nhau.
Sao Thái Dương trong Tử Vi tượng trưng cho Bố, con mắt bên phải, cho lý trí cho sự thông minh, sự khoan hòa độ lượng, cũng như sự nóng nảy và ganh tỵ. Dù đóng bất cứ tại cung nào, Thái Dương cũng ảnh hưởng mạnh đến cuộc đời của đương số.
Thái Dương là nguồn sáng thiên nhiên vô tận, lúc nào cũng vươn lên cao hơn đẹp hơn. Khi gặp Tuần, Triệt cũng chỉ làm ban đầu trắc trở thôi, chứ bảo Tuần Triệt làm cho Thái Dương miếu vượng trở nên u ám đen tối là sai. Thái Dương miếu vượng chính là sự vươn lên đấu tranh không mệt mỏi, Tuần Triệt chỉ có thể gây khó khăn ban đầu mà thôi, cuối cùng Thái Dương cũng vẫn vươn lên tỏa sáng. Thái Dương hãm ngộ Tuần Triệt sáng ra cũng không đúng, trường hợp này Tuần Triệt cũng chỉ là kềm chế hãm lại những cái xấu của Thái Dương hãm địa mà thôi. Cho nên ta chỉ nên nói: Thái Dương miếu vượng ngộ Tuần Triệt thì ban đầu khó khăn, về sau vẫn thành công, Nhật miếu vượng vẫn là miếu vượng. Nhật hãm ngộ Tuần Triệt thì những cái xấu bị chế giảm bớt cho nên ta thấy may mắn hơn dễ chịu hơn nhưng Nhật hãm vẫn là hãm, Tuần Triệt không thể làm mất hết cái hãm kia đi được.
Thái Dương miếu vượng hóa khí là Quyền và Lộc ngoài ra còn là biểu tượng của Trí Tuệ Thông Thái, cho nên đóng vào cung Mệnh hay Quan Lộc là hợp nhất, đóng cung Thiên Di là số xuất ngoại làm giàu, đóng cung Tài bạch, Điền Trạch đem lại tiền tài của cải nhiều. Đóng cung Phúc Đức là người được hưởng phúc ấm của tổ tiên. Đóng cung Phu Thê là số có được vợ chồng giàu có, trường hợp Nữ cung Phu có Thái Dương tối quý. Nói chung Nhật miếu vượng đóng cung nào giáng phúc cho cung đó.
Thái Dương không bao giờ Hóa Khoa, cho nên Nhật còn tượng trưng cho tính cực đoan, ganh tỵ. Nhật miều vượng thủ mệnh là người ngoài mặt rất hòa đồng nhưng trong lòng bao giời cũng muốn hơn người, thấy người khác giỏi hơn thì không vui. Tuy nhiên, do bản chất là rộng lượng cho nên người có Nhật miếu vượng thủ mệnh nếu thấy người khác hơn mình thì bản thân tự phấn đấu rèn luyện để hơn người ta , chứ không âm mưu hãm hại , không ganh ghét tài năng.
Thái Dương hãm, dù đóng bất cứ nơi nào cũng phải luận đoán là tuổi trẻ buồn nhiều hơn vui, về hậu vận mới thong dong. Trong trường hợp này nếu gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền sẽ là phản vi kỳ cách, gặp Tuần Triệt thì những cái xấu sẽ giảm đi. Tuy nhiên dù có phản vi kỳ cách hay gặp Tuần Triệt cũng là "Tiền bần hậu phú", phải phấn đấu nỗ lực nhiều mới thành công.---

1.2 Vị trí đứng của sao Thái Dương trên địa bàn 12 cung:
Thái Dương ở Tý:
cung Tý là cung dương Thủy, bắt đầu từ Tý sang Sửu khí Âm suy dần nhường chỗ cho khí dương. Tại Tý , sao Thái Dương bị hãm, xấu nhiều hơn tốt. Tý là cung dương, Nhật bị hãm ở đây rất nguy hiểm, rất cần Tuần Triệt án ngữ. Nhật hãm ở Tý nguy hại nhất cho những người tuổi Giáp, bởi vì Giáp : Thái Dương Hóa Kỵ, Nhật đã hãm lại còn gặp Kỵ nữa thì càng chết, mặc dù Hóa Kỵ vượng ở Tý. Trường hợp này nếu có Đào Hồng Hỷ thì cứu giải được nhiều, Tam Minh làm cho Thái Dương quang đãng hơn ( chứ không làm cho Nhật hãm thành miếu vượng). Nguy hiểm nhất là gặp Đà La ( xin xem lại bài Đà La-Lục Sát Tinh- trong Tam Ám, Nhật Nguyệt sợ nhất là Đà La).
Thái Dương ở Sửu:
Tại cung Sửu Thái Dương đắc địa đồng cung với Thái Âm. Lúc này hai nguồn sáng Nhật Nguyệt phá nhau, rất cần sao TUẦN hoặc HÓA KỴ để tách ra. Sao Triệt cũng tốt nhưng không bằng hai sao trên. Ngoài ra nếu có sao Thiên Tài cũng tốt. Nhật ở Sửu nếu không có các sao trên thì bình thường cả đời bất đắc chí.
Thái Dương ở Dần (Thiên Môn Nhật lãng):
Cung Dần là cung mà Thiếu dương bắt đầu hình thành. Thái Dương đóng tại đây là nơi vượng địa. Thái Dương đóng ở đây cuộc đời càng về sau càng sung túc, bởi vì Dần là khởi điểm cho sự thịnh vượng của Thái Dương cho nên càng về sau càng phát triển, ban đầu thì phải vất vả.
Thái Dương ở Mão(Nhật Xuất Lôi Môn):
Nhật ở Mão là Nhật vào nơi đất Phật. Cho nên bản tính nhân hậu, vị tha, hay có lòng thương người. Nhật ở đây sáng hơn ở Dần, nhưng theo tôi không tốt bằng ở Dần, bởi vì Mão là cung Âm. Nhật đóng ở đây thường là người có ngộ tính cao, rất độ lượng.
Thái Dương ở Thìn(Nhật Nguyệt tranh huy):
Người có Thái Dương ở Thìn thì chắc chắn có Thái Âm miếu ở Tuất xung chiếu, hội đủ cả hai nguồn sáng Âm Dương tối quý. Thái Dương ở cung Thìn như Mặt Trời sáng tỏ lúc bình minh, rất đẹp.
Thái Dương ở Tỵ:
Thái Dương miếu tại Tỵ, tuy nhiên Thái Dương ở Tỵ không tốt như ở Thìn. Nếu gặp Đà La ở đây thì hỏng, gặp Tuần Triệt không việc gì.
Thái Dương ở Ngọ(Nhật Lệ Trung Thiên):
Đây là nơi Thái Dương phát triển đến cực vượng, Thái Dương đóng ở đây là đẹp đẽ nhất. Nhưng "Cùng tắc biến", Nhật cư Ngọ nếu không có sao Tuần thì càng về sau càng bất đắc chí. Tiền vận rực rỡ nhưng hậu vận không đẹp. Sao Tuần chính là cái phanh để cho sự phát triển đừng lên đến cực điểm. Khi đã cực điểm thì phải suy đấy là quy luật của trời đất. Sao Triệt không hay bằng sao Tuần. Tuần dai dẳng khó dứt, Triệt thì quyết liệt nhưng dễ gỡ.
Thái Dương ở Mùi:
Xin xem phần Thái Dương ở Sửu.
Thái Dương ở Thân:
Đây là lúc Thiếu Âm bắt đầu phát triển, Nhật bắt đầu suy tàn. Nhât ở Thân bị hãm nhưng không đáng sợ lắm. Gặp Đào Hồng Hỉ thì sáng ra. Gặp Tam ám càng chết
Thái Dương ở Dậu:
Nhật hãm, Dậu cũng là nơi đất Phật, cho nên ở đây tuy bị hãm bản tính vẫn là nhân hậu. Đi tu dễ đác đạo.
Thái Dương ở Tuất:
Nhật hãm ở Tuất rất xấu, tối cần Tuần Triệt , Tam Minh, Tam Hóa.
Thái Dương ở Hợi (Nhật trầm thủy bể):
Thái Dương ở Hợi là tối hãm nhất. Trường hợp này nếu có Tam Hóa sẽ là "cùng tắc biến"-> phản vi kỳ cách. Gặp Tuần Triệt bớt xấu. --- --- 1.3 Thái Dương kết hợp với các Tinh Đẩu:
Với các Chính Tinh, Thái Dương chỉ có thể đi cùng Thái Âm (ở Sửu Mùi), Cự Môn (Dần Thân), Thiên Lương (Mão Dậu).
Ở đây Đà La chỉ xin nói về hai cách Nhật Lương và Cự Nhật thôi, còn cách Nhật Nguyệt đồng cung Sửu Mùi, anh Agape có hẳn một chủ đề riêng, xin các cao nhân đọc ở chủ đề của anh Agape.
1.3.1 Nhật Lương:
Nhật và Thiên Lương đồng cung ở Mão Dậu, ở Mão tốt hơn nhiều ở Dậu. Ở Mão chính là cách Nhật Xuất lôi môn. Người nào có cách này tất có thêm Thái Âm miếu ở Hợi chiếu về nữa. Nếu cung Mệnh hay Thân an ở Mùi thì gọi là cách Nhật Nguyệt tịnh minh, rất tốt. Nếu hội đủ Xương Khúc Khoa Quyền Lộc Tả Hữu là người rất thông minh, có tài kinh bang tế thế, hơn thế cũng là người có tấm lòng nhân hậu, bác ái. Nếu là quan chức cũng là người có trách nhiệm hết lòng vì nước non. Nhật Lương cư Dậu tất có Thái Âm hãm ở Tỵ chiếu, cách này không được gọi là Nhật Nguyệt tịnh minh nữa, chỉ khi cả Nhật Nguyệt ngộ Tuần Triệt, Tam Minh, Tam Hóa (Khoa Quyền Lộc), mới mở mày mở mặt được. Nếu không được như trên lại gặp Tam Ám, Lục Sát tinh thì cả đời u mê, gian khổ, chỉ có đi tu mới yên thân được.
Bộ Nhật Lương tối kỵ sao Hóa Kỵ và Lục Sát Tinh đồng cung sẽ thành ra phá cách. Riêng hai sao Linh Hỏa không nguy hại như Kình Đà Không Kiếp, Nhật miếu vượng có thể điều khiển được Linh Hỏa, nhưng cái dở ở đây là sao Thiên Lương rất ngại gặp bộ Sát Tinh này. Cho nên Nhật Lương nói chung cần tránh xa các Sát Tinh, Hóa Kỵ. Gặp Tuần Triệt không đáng ngại lắm, tuy nhiên khi gặp Tuần Triệt rất cần Tả Hữu Xương Khúc phù trì thì mới vượt qua được sự ngăn cản phá hoại của Tuần Triệt.
1.3.2 Cự Nhật:
Ai cũng biết câu: "Cự Nhật Dần Thân quan phong tam đại, thực lộc trì danh", mệnh vô chính diệu có CỰ NHẬT chiếu cũng rất tốt. Cự Nhật ở Dần tốt hơn ở Thân. Khi Cự Nhật ở Dần mà Mệnh đóng ở đây chắc chắn cung Quan Lộc , cung Tài Bạch, cung Thiên Di vô chính diệu, vậy tại sao lại có thể "Quan Phong Tam Đại" được??
Xin thưa, sao Thái Dương khi đi với Cự Môn thành bộ Cự Nhật, sách tử vi cũng nói bộ Cự Nhật là 1 trong 5 bộ Thượng Cách của Tử Vi bao gồm: Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Liêm Tham, Cự Nhật, Cơ Nguyệt Đồng Lương, Nhật Nguyệt. Những bộ Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Liêm Tham hay Cơ Nguyệt Đồng Lương thì rõ ràng sẽ chia ra đóng ở Mệnh Quan Tài. Vậy còn bộ Cự Nhật chỉ có hai sao, tại sao lại xếp ngang bằng các cách có 4 sao kể trên. Ta có thể lý giải như sau: Các Tinh Đẩu trong Tử Vi có thể xem xét như các sóng năng lượng ảnh hưởng lên cuộc đời mình, cho nên khi các tinh đẩu được đóng tại nơi miếu vượng lại có đầy đủ cả bộ, các mức năng lượng sẽ giao thoa cộng hưởng tăng cường lẫn nhau.
Cự Nhật đều vượng tại Dần, đồng cung tại Dần Cự Nhật sẽ giao thoa nhau tăng mạnh ảnh hưởng lên rất nhiều. Lúc này bộ Cự Nhật không những ảnh hưởng mạnh tại chính cung mà còn ảnh hưởng mạnh đến cung xung chiếu và hai cung tam hợp. Thành ra Mệnh Cự Nhật tại Dần cho các tuổi Mộ, nều đắc vòng Thái Tuế nữa mới toàn mỹ bởi vì cung Quan Tài chịu ảnh hưởng của Cự Nhật chiếu đền có thể xem như có Cự Nhật tọa thủ, hội thêm Long Hổ Hoa ( nhường Phượng Các cho đồi phương), cung Di sẽ có Mã ngộ Khốc Khách được Thái Dương ở Dần chiếu, Thái Âm ở Ty hợp chiếu, chính là Thư Hùng mã vậy. Mệnh có Cự Nhật không đắc Thái Tuế thì chỉ có danh tiếng, thông minh chứ quyền cao chức trọng giàu có lớn thì không.
Cự Nhật ở Dần gặp Tuần Triệt cũng không sợ, bản thân Thái Dương miếu vượng ít ngại Tuần Triệt, Cự Môn vượng lại rất cần Tuần Triệt, Tuần Triệt sẽ như sấm sét làm vỡ đá ra để cho Cự Môn được ánh sáng của Thái Dương chiếu vào mà tỏa sáng. Trường hợp này nếu gặp thêm Song Hao nữa thật toàn mỹ, Song Hao miếu sẽ hãm tác dụng của Triệt Tuần lại làm cho Thái Dương không bị cản ngăn nữa, ngoài ra có Song Hao Cự Môn đã đẹp lại càng đẹp. Hội thêm Xương Khúc Tả Hữu Khoa Lộc Quyền Khôi Việt Quang Quý thì là số tối quý, làm nên sự nghiệp rực rỡ. Rất hiếm có Lá Số nào được như thế.
Cự Nhật tại Dần rất kỵ Lộc Tồn, chẳng khác nào Ngọc Quý bị che mất: "Cự Nhật cư Dần, Thiên Môn Nhật Lãng, kỵ gặp Lộc Tồn, ái giao Quyền Phượng". Trường hợp Cự Nhật tại Dần Thân đều tối kỵ Đà La Kình Dương và Hóa Kỵ, sẽ là phá cách, cả đời bất đắc chí. Gặp Linh Hỏa không đáng lo, gặp Không Kiếp đời có lúc hoạnh phát nhưng rồi cũng sẽ tàn lụi nhanh chóng.
Cự Nhật rất cần Xương Khúc Tả Hữu, nếu có Quang Quý ở Quan và Di chiếu về thì làm cho Thái Dương trở nên hòa dịu hơn, bớt kiêu căng ( xin lưu ý Nhật miếu vương thủ Mệnh bao giờ cũng có tính kiêu căng, không ít thì nhiều).
1.4 Các vị trí độc thủ của Thái Dương:
1.4.1 Thái Dương ở Thìn:
Thái Dương ở Thìn chắc chắn có Thái Âm miếu ở Tuất xung chiếu. Trường hợp này cung Mệnh đóng ở Thìn thì được gọi là cách "Nhật Nguyệt tranh huy". Người có cách này rất thông minh, nhân ái, có chí lớn. Hai cung Thìn Tuất nếu có thêm Xương Khúc Tả Hữu Quang Quý nữa thì quý không tả hết được. Nhật Nguyệt đã miếu vượng ở Thìn Tuất, sáu sao Tả Hữu Quang Quý Xương Khúc cũng miếu tại Thìn Tuất nữa, đúng là đã đẹp lại thêm đẹp. Nhật Nguyệt tha hồ tỏa sáng đưa cuộc đời đương số lên đỉnh cao danh vọng.
Trong trường hợp này nếu đắc vòng Thái Tuế, Nhật Nguyệt sẽ có thêm Long Phượng, Mã, rất đẹp. Không đắc được vòng Thái Tuế sẽ được đền bù bắng Tam Minh. Nhưng theo Đà La , Tứ Linh bao giờ cũng tốt cho Nhật Nguyệt hơn Tam Minh.
1.4.2 Thái Dương ở Tỵ:
Trường hợp này Thái Dương rất sáng, tuy nhiên không tốt như ở Thìn. Tại sao? Nếu Thái Dương ở Tỵ, chắc chắn sẽ có Thái Âm ở Dậu tam hợp chiếu. Nếu cung Mệnh an ở Sửu sẽ có sao Thiên Lương, cung Mệnh trong trường hợp này sẽ không được hưởng Nhật Nguyệt tịnh minh nữa mà phải xem là có sao Thiên Lương tọa thủ. Dĩ nhiên là không thể tốt bằng Nhật Nguyệt tịnh minh , Nhật Nguyệt tranh huy hay Cự Nhật ở Dần.
Người có cung Mệnh đóng tại Tỵ sẽ được Cự Môn tại Hợi xung chiếu. Cự Nhật lúc này tách rời nhau ra, tuy Cự Đắc địa nhưng hai sao này không thể cộng hưởng với nhau được, người có cách này thì giàu sang phú nhưng quý thì không nhiều lắm.
Đặc biệt gặp Đà La Hóa Kỵ thì là phá cách, hại nhiều hơn lợi.
1.4.3 Thái Dương cư Ngọ (Nhật Lệ trung thiên):
Trường hợp này Thái Dương ở nơi cực thịnh. "Cùng thì biến" cho nên trường hợp này dứt khoát cần phải có thêm sao Tuần, sao Triệt hoặc Thiên Tài, nếu không càng về hậu vận càng bất đắc chí.
Thái Dương cư Ngọ nếu có thêm Văn Xương thì thông thái và làm quan to lắm, không có Tuần Triệt hay Thiên Tài thì dù làm quan to về hậu vận sẽ có lần té đau và ôm hận công danh.
Thái Dương trong trường hợp này đóng cung Quan Lộc là tốt nhất, Cự ở Tuất cư cung Tài Bạch chiếu về Mệnh vô chính diệu ở Dần là thượng cách. Cách này tốt nhất cho người mệnh Hỏa, Kim, và cung Mệnh ở Dần rất cần có thêm Linh Hỏa hoặc Bạch Hổ để thành cách Hung tinh độc thủ, được Cự Nhật chiếu về. Tốt nhất là sao Bạch Hổ bởi vì sẽ có Tứ Linh hội hợp, sự nghiệp rạng rỡ lâu bền. Hai sao Linh Hỏa thì thiên về Võ Nghiệp, lẫy lừng lắm nhưng cuối đời chắc không toàn vẹn, chết trong uất ức. Nếu có Không Kiếp độc thủ , cuộc đời lúc lên lúc xuống, nên ly tổ lập nghiệp thì tốt. Nếu có Kình Đà cuộc đời buồn nhiều hơn vui. Tuy nhiên tất cả các trường hợp trên đều là người thông minh, quyền biến, có cơ mưu.
1.4.4 Thái Dương cư Tuất:
Trường hợp này hoàn toàn đối lập với Thái Dương ở Thìn. Gặp Tuần Triệt bớt xấu. Nhưng đẹp nhất không phải là gặp Tuần Triệt mà la gặp Tam Hóa, Xương Khúc, Tả Hữu, Quang Quý, lúc này gọi là phản vi kỳ cách. Người có cách này làm nên sự nghiệp lớn trong thời loạn. Xương Khúc Tả Hữu Quang Quý miếu vượng sẽ là những trợ thủ đắc lực phò tá Nhật Nguyệt. Tuy nhiên có cách này thiếu niên chắc chắn khổ cực, khắc cha mẹ. Công danh phải từ trung vận trở đi mới sáng sủa.
1.4.5 Thái Dương cư Hợi (Nhật trầm thủy bể):
Đây là nơi Nhật tối hãm nhất. "Cùng tắc biến" cho nên khi gặp được Tam Hóa sẽ thành phản vi kỳ cách, sự nghiệp to lớn. Dĩ nhiên rất cần thêm các trung tinh phò trợ nữa mới chắc chắn. Một mình Tam Hóa không nên chuyện.
1.4.6 Thái Dương cư Tý:
Thái Dương cư Tý rất cần Tuần Triệt hoặc Tam Hóa, trường hợp này dù có Tam Hóa cũng không nên xem là phản vi kỳ cách, mà chỉ coi là cái xâu sẽ giảm đi, cái tốt tăng lên. Ban đầu vất vả về sau mới khá. Thái Dương cư Tý sẽ có thêm Cự hãm ở Thìn tam hợp chiếu, trường hợp này Cự cần được Hóa Quyền thì đương số sẽ đỡ khó khăn hơn.

--- 1.5 Thái Dương và ảnh hưởng đến hình dáng, tính cách:
Thái Dương miếu vượng là người cao vừa tầm, trắng trẻo, rất thông minh, rộng rãi nhưng hơi ganh tài. Đi với Văn Xương hay Song Hao miếu là người thông kim bác cổ, học một biết mười, mặt đẹp dáng người dong dỏng như Thư Sinh. Đi cùng Đà La là người hơi không bình thường, khôn ngoan nhưng thâm hiểm, không phải là dạng thông minh xuất chúng. Hình dáng bên ngoài cũng thấp vừa tầm. Đi cùng Không Kiếp thì mặt hay bị mụn, trí thông minh bình thường. Khi Không Kiếp miếu là người nóng nảy liều lĩnh, dám nghĩ dám làm. Đi với Quang Quý sẽ làm cho tính kiêu của Thái Dương giảm đi rất nhiều, trở nên nhân ái từ hòa hơn. Đi với Hóa Kỵ dễ mắc bệnh về trí óc, hay lo nghĩ. Nhật hãm ngộ Xương Khúc Tam Hóa là người rất thông minh, biết tận dụng thời cơ, anh hùng trong thời loạn. Dáng người dong dỏng cao, trắng trẻo. Nhật hãm không gặp được các sao trên thì là người ngu độn cố chấp bảo thủ. Hình dong thấp mà xấu. ---
SƯU TẦM MỘT SỐ CÂU PHÚ VỀ SAO THÁI DƯƠNG:
- Nhật Nguyệt phản bối hà vọng thanh quang, tối hỉ ngoại triều Khơi Việt (Thái Dương Thái Âm hãm tất tối ám, nhưng nếu được Khơi Việt tụ vào Mệnh thì lại là người có khả năng thông tuệ đặc sắc).
- Nhật, Nguyệt lạc Mùi cung, vi nhân tiền cần hậu lãn. (Thái Dương hoặc Thái Âm đóng tại Mùi, làm việc lúc đầu chăm chỉ lúc sau vì lười mà bỏ dở).
- Dương Âm Thìn Tuất, Nhật Nguyệt bích cung. Nhược vô minh không diệu tu cần. Song đắc giao huy nhi phùng Xương Tuế Lộc Quyền Thai Cáo Tả Hữu nhất cử thành danh chúng nhân tơn phục. (Thái Dương ở Thìn, Thái Âm ở Tuất là cách Nhật Nguyệt đắc địa ở bích cung, bích là bức vách chỉ ý chí, Thìn Tuất là Thổ, ngược lại nếu Thái Dương tại Tuất, Thái Âm tại Thìn thì cần gặp Tuần Triệt Thiên Không Địa Không để đảo lộn thế hãm. Đã song huy rồi mà gặp cả Xương Tuế Lộc Quyền Tả Hữu Thai Cáo thì danh phận phấn phát sớm chiều).
- Nhật Nguyệt Sửu Mùi, âm dương hỗn hợp, tự giảm quang huy, kỵ phùng Kiếp Triệt (Nhật Nguyệt đóng Sửu hay Mùi nơi Mệnh cung, cả hai đều giảm đi vẻ rực rỡ và rất sợ gặp 2 thằng Địa Kiếp và Triệt không).
- Nhật Nguyệt Khoa Lộc Sửu cung, định thị phương bá công. (Nhật Nguyệt đồng cung tại Sửu cùng đóng với Khoa Lộc thì có thể sẽ được vinh hiển).
- Nhật Nguyệt Mệnh Thân cư Sửu Mùi, tam phương vô cát phản vi hung. (Mệnh Thân Sửu Mùi có Nhật Nguyệt đồng cung toạ thủ mà các cung tam hợp chiếu ko gặp sao nào tốt thì là Mệnh “ô mai sấu” - cả đời sẽ chẳng nên cơm cháo gì!).
- Nhật Nguyệt chiếu hư không, học nhất tri thập. (Mệnh VCD được Nhật Nguyệt miếu vượng hợp chiếu thì học một biết mười)!
- Giáp Nhật giáp Nguyệt cận đắc quý nhân (Mệnh giáp Nhật Nguyệt đắc địa thường được gần cận bậc quý nhân) .
- Nhật lạc nhà cung, sắc thiều xuân dụng (Mệnh có Thái Dương hãm thì vẻ mặt thường buồn bã, nhăn nhĩ).
- Nhật tại Tỵ cung, quang mỹ huy thiên, kiêm lai Lộc Mã Tràng Tồn Phụ Bật, thế sự thanh bình vi phú cách, nhược kiêm Tướng Ấn Binh Hình vô lại Tuần Triệt loạn thế công thành (Mệnh ở Tỵ có Thái Dương toạ thủ. Ánh sáng rực rỡ, đứng cùng Lộc Mã Tràng Sinh hoặc Lộc Tồn, Tả Hữu thì thời bình sẽ là người giàu có ; nếu đi cùng Tướng Quân, Quốc Ấn mà ko gặp Tuần Triệt thì thời loạn ắt gặp thành công lớn!)
- Nhật cư Hợi địa, Nhật trầm ải nội, ngoại củng tam kỳ, Tả Hữu Hồng Khơi kỳ công quốc loạn dị viên thành, hoan ngộ Long Phượng Hổ Cái bất kiến sát tinhthế thịnh phát danh tài (Thái Dương thủ Mệnh ở Hợi, ví như mặt trời lặn xuống biển, nếu được Khoa Quyền Lộc và Tả Hữu Hồng Loan Thiên Khơi ở đời loạn hay lập công lạ. Nếu được bộ Tứ Linh LPHC mà ko gặp sát tinh thì vào thời binh đao ắt nổi danh là người tài cao).
- Thái Dương tại Thuỷ, Nhật trầm thuỷ để loạn thế phùng quân, mạc ngơộsát tinh tu phịng đao nghiệp (Thái Dương đóng Hợi thủ Mệnh tức là cách Nhật trầm thuỷ để, thời lạo phị giúp quân vương lập chiến công, nhưng nếu bị sát tinh thì khĩ tránh khỏi hoạ binh đao).
- Nhật lệ trung thiên, ái ngộ Hình Tang Hổ Khốcvận lâm (Thái Dương đóng Ngọ thủ Mệnh, cần gặp vận Thiên Hình, Tang Mơn, Bạch Hổ, Thiên Khốc công thành danh toại nguyện).
- Nhật Nguyệt vô minh thi phùng Riêu Kỵ Kiếp Kình ư Mệnh Giải, tật nguyên lưỡng mục (Nhật Nguyệt hãm địa mà gặp Thiên Riêu, Hố Kỵ, Kình Dương, Địa Kiếp ở Mệnh, Tật cần đề phịng có ngày gặp hoạ mà hư mắt ).
- Nhật Nguyệt nhi phùng Hình Hoả, thân thiểu bạc hình (Mệnh có Nhật Nguyệt mà gặp Thiên Hình, Hỏa Tinh thì dáng gày gị, mình hạc xương mai).
- Xét xem đến chốn thuỷ cung Kỵ tinh yểm Nhật uý đồng Kình Dương (Thái Dương hãm ở Hợi Tí mà lại gặp Kình Dương là rất xấu!).
- Nhật Nguyệt gặp Đà Linh chốn hãm Hố Kỵ gia mục ám thong manh (Nhật Nguyệt hãm ở Hợi Tí mà gặp Đà La, Linh Tinh lại thêm Hố Kỵ thì mắt hỏng, mắt thong manh).
- Tính ưa lếu láo những khinh Phật Trời (Thái Dương hãm thủ Mệnh mà lại gặp sao Thiên Tài thì tính tình lếu láo, ưa nhạo báng).
- Mấy người phú quý nan tồn Bởi dịng ô thỏ đóng miền sát tinh. (Giàu sang phú quý ko bền, lúc lên voi xuống chĩ đấy là do Nhật Nguyệt đi cùng với hung sát tinh).
- Con em xa khứ xa hồn Bởi vì Nhật Nguyệt chiều miền Ô cung. (???)
- Nhật chiếu lôi môn, Tý, Thìn, Mão địa hoạch sinh phú quý thanh Dương.
- Thái Dương cư Ngọ, Canh, Tân, Đinh, Kỷ nhân phú quý song toàn.
- Thái Dương, Văn xương tại Quan lộc, Hoàng diện triều ban.
- Thái Dương, Hóa kỵ thị phi nhật hữu mục hoàn thương (cũng có ngày đau mắt).
- Nhật lạc Mùi, Thân tại Mệnh vị, vi nhân tiên cần hậu lãn (hay chóng chán).
- Nữ Mệnh đoan chính Thái Dương, tính hảo phố hiền, phu tín khả phùng.
- Thái Âm cư Tý, Bính Đinh phú quý trung lương.
- Thái Dương đồng Văn Khúc ư thê Cung, thiềm Cung triết quế.
- Thái Dương, Thái Âm cũng chiếu cách.
- Nhật, Tỵ, Nguyệt Dậu, Sửu Cung Mệnh, Bộ thiềm Cung.

- Nhật Mão, Nguyệt Hợi, an Mệnh Mùi Cung, đa triết quế.
- Nhật, Nguyệt, đồng Mùi, Mệnh an Sửu, hầu bá chi tài.
- Nhật, Nguyệt Mệnh, Thân cư Sửu, Mùi, tam phương vô cát phản vi hung.
- Nhật, Nguyệt thủ Mệnh, Bất như chiếu hợp tịnh minh.
- Nhật, Thìn, Nguyệt, Tuất, tịnh tranh quang quyền lộc phi tàn.
- Nhật, Nguyệt giáp Mệnh, giáp Tài gia cát diệu, bất quyền tắc phú.
- Nhật, Nguyệt tối hiềm phản bối.
- Âm, Dương, Tả, Hữu hợp vi giai.
- Nhật, Nguyệt, Dương, Đà đa khắc thân (phụ mẫu).
- Nhật, Nguyệt hãm xung, phùng ác sát, lao lực, bôn ba.
- Nhật, Nguyệt cánh tu Tham, Sát hội, nam đa gian đạo, nữ đa dâm.
- Nhật, Nguyệt tật ách, Mệnh Cung không yêu đà mục cổ (quáng gà).
- Thái Dương thủ Mệnh hãm bình thường, ư Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ không gặp Sao sát, thời vượng phu ích tử.
- Nhật trầm Thủy để (Thái Dương cư Hợi) thị văn chương
- Cơ, Nguyệt, Thiên Lương hợp Thái Dương Thường nhân phú túc chi điền trang Quan viên đắc ngộ Khoa, Quyền, Lộc Chức vị cao thiên diện Đế Vương

- THÁI DƯƠNG NAM MỆNH
Mệnh lý Dương phùng Phúc, Thọ năng (nhiều phúc) Cánh kiêm Quyền, Lộc lưỡng tương phùng Khôi, Xương tả, Hữu lai tương tấu Phú quý song toàn tỉ Thạch Sùng Nhật, Nguyệt Sửu, Mùi Mệnh trùng phùng, Tam phương vô hóa phúc tuy phong; Cánh hữu cát tinh vô bất Mỹ Nhược phùng sát tấu nhất sinh cùng Thất hãm Thái Dương cư phản bối Hóa kỵ phùng chi đa tắc muội (mờ ám) Hựu tào hoành sự phá gia tài Mệnh cường Hóa Lộc dã vô hại

- THÁI DƯƠNG NỮ MỆNH
Thái Dương chính chiếu phụ nhân Thân Bà mạo thù thường tính cách trinh; Cánh đắc cát tinh đồng thủ chiếu, Kim quan phong tặng tác phu nhân. Thái Dương an Mệnh hữu kỳ năng, Hãm địa tu phòng yếu sát lăng Tác sự trầm ngâm đa tiến thoái Tân cần độ nhật miễn gia khuynh Thái Dương phản chiếu chủ tâm mang (rối trí) Y lộc bình thường thọ bất trường Khắc quá lương nhân (chồng) hoàn khắc tử (khắc con) Chỉ nghi ấm hạ tác biên phòng (làm lẽ) Nhị hạn biên nghi kiết, Thái Dương, Thiên tài, tiến nghiệp, Phúc phi thường; Hôn nhân hòa hợp, thiêm tư tục (lấy vợ lấy chồng, sinh con cái) Sĩ giả (quan chức) cao thiên tọa miếu đường Thái Dương thủ hạn hữu đa bạn, Hãm địa tu phòng ác sát sâm; Gia kỵ phùng hung đa cách trệ. Hoành cự, phá tài, gia lênh đênh.
- Vợ về của có muôn trùng. ẤN, QUAN, NGUYỆT-ĐỨC, MÃ, ĐỒNG, THÁI DƯƠNG.
- Hãm tinh gia lại hãm Dương (Thái Dương) Chẳng sinh kiện sự, thời thương thung đường (bố chết) Sứ, Thương, Cơ, Hỏa, Cự, Dương Suy người, hại của, nhiều phương ưu phiền
- NHỊ DIỆU QUANG HUY CÔNG DANH TẢO ĐẠT Cung Mệnh, Thân có Thái Dương, Thái Âm, Miếu Vượng hay Đắc Địa tọa thủ thì tuổi nhỏ đã có công danh.
- NHẬT NGUYỆT BẤT KHẢ CHIẾU NHÂN CUNG Sao Thái Dương, Thái Âm không nên cư Hãm Địa rất xấu.
- NHẬT NGUYỆT PHẢN BỐI HÀ VỌNG THANH QUANG TỐI HỶ NGOẠI TRIỀU KHÔI VIỆT Cung Mệnh an tại Thìn có Nguyệt tọa thủ Nhật tại Tuất xung chiếu hay an tại Tuất có Nhật tọa thủ, Nguyệt tại Thìn xung chiếu gọi là phản bối không sáng được nếu gặp Khôi, Việt hội hợp rất tốt.
- NHẬT LẠC MÙI CUNG, VI NHÂN TIỀN CẦN HẬU LÃNG
Cung Mệnh an tại Mùi có Nhật tọa thủ là người không bền chí làm việc gì cũng siêng lúc đầu sau biếng nhác và bỏ dở.
- NHẬT TÀN DẦN VỊ, TÁC SỰ HỮU THỦY VÔ CHUNG Cung Mệnh an tại Dần có Nguyệt tọa thủ là người làm việc gì cũng chỉ có đầu mà không có đuôi.
- NHẬT NGUYỆT THỦ BẤT NHƯ CHIẾU MỆNH Cung Mệnh có Nhật, Nguyệt tọa thủ không được tốt đẹp bằng chiếu Mệnh.
- NAM NỮ TỐI HIỀM NHẬT HÃM Số đàn ông kỵ nhất cung Mệnh có Thái Dương, Hãm Địa tọa thủ.
- NHẬT XUẤT LÔI MÔN, TỴ, THÌN, MÃO ĐỊA HOẠCH SINH PHÚ QUÝ THANH DƯƠNG Cung Mệnh an tại Mão (Lôi Môn) hay Thìn, Tỵ có Nhật tọa thủ nên rất tốt đẹp tất được vinh hiển giàu sang hơn người.
- NHẬT MÃO NGUYỆN HỢI, MÙI CUNG MỆNH, ĐA TRIẾT QUẾ Cung Mệnh an tại Mùi vô chính diệu cung Mão có Nhật, cung Hợi có Nguyệt hợp chiếu nên đi thi tất đỗ cao ví như bẻ cành quế.
- NHẬT XUẤT LÔI MÔN PHÚ QUÝ VINH HOA Cung Mệnh an tại Mão có Nhật tọa thủ thuộc quẻ Chấn biểu tượng của sấm sét nên gọi là Lôi Môn, người tuổi Giáp, Aát, Canh, Tân là thượng cách các tuổi khác cũng được phú quý vinh hoa.
- BẦN TIỆN MẠC NGÔN THÌN, TUẤT TRA DƯƠNG THU ẢNH CẠNH PHÚ VINH Cung Mệnh an tại Thìn, Tuất thì không thể nói là bần tiện được nếu Thái Dương cư Thìn, Thái Âm cư Tuất.
- NHẬT THÌN NGUYỆT TUẤT TỊNH TRANH QUẢNG QUYỀN LỘC PHI TÀN Cung Mệnh an tại Thìn có Nhật tọa thủ được Nguyệt tại Tuất xung chiếu hay an tại Tuất có Nguyệt tọa thủ được Nhật tại Thìn xung chiếu ví như mặt trời mặt trăng thi nhau chiếu sáng. Người có cách này cả đời đuợc hưởng giàu sang, tiền tài địa vị bền vững không gì chuyển được
- NHẬT NGUYỆT TỐI HIỀM PHẢN BỐI Cung Mệnh an tại Thìn có Nguyệt tọa thủ gặp Nhật tại Tuất xung chiếu hay an tại Tuất có Nhật tọa thủ gặp Nguyệt tại Thìn xung chiếu ví như mặt trời mặt trăng quay lưng vào nhau (phản bối) nên rất xấu xa mờ ám vì cả hai đều cư Hãm Địa, người có cách này không thể quý hiển được.
- NHẬT NGUYỆT TỐI HIỀM NGHI BỐI VI THẤT HUY Cung Mệnh rất kỵ an tại Tuất có Thái Dương tọa thủ gặp Thái Âm ở Thìn xung chiếu hay an tại Thìn có Thái Âm tọa thủ gặp Thái Dương ở Tuất xung chiếu nên mất ánh sáng vì cả hai đều cư Hãm Địa xoay lưng vào nhau trường hợp này nếu gặp Tuần, Triệt án ngữ lại thành sáng sủa tốt đẹp.

- DƯƠNG ÂM THÌN TUẤT NHẬT NGUYỆT BÍCH CUNG NHƯỢC VÔ MINH KHÔNG DIỆU TU CẦN, SONG ĐẮC GIAO HUY, NHI PHÙNG CƯƠNG, TUẾ, LỘC, QUYỀN, THÁI, CÁO, TẢ, HỮU, NHẤT CỬ THÀNH DANH, CHÚNG NHÂN TÔN PHỤC Cung Mệnh an tại Tuất có nhật tọa thủ gặp Nguyệt tại Thìn cung chiếu hay an tại Thìn có Nguyệt tọa thủ, Nhật tại Tuất xung chiếu nên rất mờ ám. Trường hợp này cần có thiên, Địa Không hay Tuần Triệt án ngữ để trở thành sáng sủa tốt đẹp. Trái lại nếu cung Mệnh an tại Tuất có Nguyệt tọa thủ gặp Nhật tại Thìn cung chiến hay an tại Thìn có Nhật tọa thủ, Nguyệt tại Tuất xung chiếu ví như mặt trời mặt trăng giao hội, đưa nhau chiếu sang nên rực rỡ tốt đẹp nếu thêm Xương, Tuế, Lôc,Quyền, Thái, Cáo,Tả, Hữu hội hợp tất chỉ một bước công thành danh loại và được mọi người tôn kính phục tòng.
- MẤY NGƯỜI BẤT HIỂN CÔNG DANH BỞI VÌ NHẬT NGUYỆT ĐỒNG TRANH SỬU MÙI Cung Mệnh, Thân, hay Quan Lộc an tại Sửu Mùi có Nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung nếu không được Tuần Aùn ngữ và Khoa, Quyền, Lộc hội hợp tất công danh khó hiển đạt.
- NHẬT NGUYỆT SỬU MÙI ÁI NGỘ TUẦN KHÔNG QUÍ ÂN XƯƠNG KHÚC NGOẠI TRIỀU: VĂN TẤT THƯỢNG CÁCH ĐƯỜNG QUAN XUẤT CHÍNH Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi có Nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung rất cần Tuần án ngữ để Nhật, Nguyệt được đều hòa nếu thêm Quang, Quý, Xương, Khúc hội chiếu tất có văn tài xuất chúng quyền cao chức trọng.
- NHẬT NGUYỆT SỬU MÙI ÂM DƯƠNG HỖN HỢP TỰ GIẢM QUANG HUY KỴ PHÙNG KIẾP TRIỆT NHƯỢC LAI VĂN DIỆU DIỆC KIẾN QUÝ ÂN, KHÔNG LINH THAI TỌA KHÔI HỒNG VĂN TÀI NGỤY LÝ XUẤT XỬ ĐẠT CÔNG Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi có Nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung nên giảm mất ánh sáng vị Âm, Dương hỗn hợp trường hợp này rất kỵ Kiếp, Triệt án ngữ nhưng nếu được Xương, Khúc, Quang, Quý, Thai, tọa, Khôi, Hồng hội hợp là người có văn tài lỗi lạc suy luận sắc bén biết xử sự đúng lúc dĩ nhiên làm nên vinh hiển công danh toại mãn.
- NHẬT NGUYỆT ĐỒNG LÂM QUAN CƯ HẦU BÁ Cung Mệnh an tại Sửu có nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung tại Mùi xung chiếu hoặc an tại Mùi có Nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung tại Sửu xung chiếu người tuổi Bính, Tân là thượng cách các tuổi cũng quyền cao chức trọng.
- NHẬT NGUYỆT KHOA LỘC SỬU CUNG TRUNG ĐỊNH THỊ PHƯỢNG BÁ CÔNG Cung Mệnh an tại Sửu có nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung rất cần gặp Khoa, Lộc hoặc Xương, Khúc, Tả, Hữu mới làm nên vinh hiển và có quyền cao chức trọng.
- NHẬT NGUYỆT ĐỒNG MÙI MỆNH AN SỬU HẦU BÁ CHI TÀI
Cung Mệnh an tại Sửu vô chính diệu có Nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung tại Mùi xung chiếu là người tài giỏi có quan chức trong chính quyền.
- NHẬT NGUYỆT MỆNH THÂN CƯ SỬU MÙI TAM PHƯƠNG VÔ CÁT PHẢN VI HUNG Cung Mệnh hay Thân an tại Sửu, Mùi có Nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung Tài, Quan, Di không hội được Cát Tinh chiếu Mệnh thời không thể hiểu đạt, tuy cũng được no cơm ấm áo.
- NHẬT NGUYỄT KHOA LỘC SỬU CUNG ĐINH THỊ CÔNG DANH Cung Mệnh an tại Sửu có Nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung gặp Khoa, Lộc hội hợp là người có quan chức trong chính quyền.
- XUẤT THẾ VINH HOA, NHẬT, NGUYỆT CHIẾU HƯ KHÔNG CHI ĐỊA Cung Mệnh vô chính diệu có Tuần, Triệt án ngữ hay Thiên, Địa Không hội hợp có Nhật, Nguyệt Đắc Địa chiếu tất vinh hiển giàu sang.
- NHẬT NGUYỆT TỊNH MINH TÁ CỬU TRÙNG Ư KIM ĐIỆN Cung Mệnh an tại Sửu có Thiên Lương tọa thủ có Nhật tại Tỵ Nguyệt tại Dậu hợp chiếu hay an tại Mùi vô chính diệu có Nhật Lương tại Mão, Nguyệt tại Hợi hợp chiếu là người phó là vị nguyên thủ hay cận thần của vua và có tài kinh bang tế thế dĩ nhiên được giàu sang vinh hiển hơn người tuổi Tân, Aát là thượng cách tuổi đinh phú cách tuổi Bính quý cách.
- NHẬT NGUYỆT NHI CHIẾU HƯ KHÔNG HỌC NHẤT NHỊ THẬP Cung Mệnh vô chính diện có Nhật, Nguyệt sáng sử hội chiếu là người rất thông minh vào hàng vĩ nhân. Số Khổng Minh cung Mệnh an tại Mùi vô chính hiệu có Nhật tại Mùi Nguyệt tại Hợi hợp chiếu.
- NHẬT NGUYỆT TỊNH MINH TỐI KỴ TAM KHÔNG TU CẦN KHOA LỘC Cung Mệnh an tại Sửu, Mùi có Nhật, Nguyệt hợp chiếu rất kỵ gặp Địa Không, Tuần, Triệt xâm phạm và rất cần Khoa, Lộc hội hợp mới được hòan tòanh tốt đẹp.
- NHẬT NGUYỆT CƯ MỘ CUNG MỤC THỐNG TRIỀN MIÊN cung Mệnh an tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có Nhật hay Nguyệt tọa thủ gặp Sát Tinh hội hợp hay bị đau mắt.
- TAM HỢP MINH CHÂU SINH VƯỢNG ĐỊA, ẨN BỘ THIỀM CUNG Cung Mệnh có Nhật, Nguyệt, Miếu, Vượng, Địa hợp chiếu ví như hòn ngọc sáng, Người có cách này công danh nhẹ bước như đi dạo trên mặt trăng.
- NHẬT NGUYỆT GIÁP TÀI BẤT PHÚ TẮC QUÝ Cung Mệnh giáp Nhật giáp Nguyệtkhông giàu cũng sang.
- GIÁP NHẬT NGUYỆT CẬN ĐẮC QUÝ NHÂN Cung Mệnh giáp Nhậ giáp Nguyệt, Miến Vượng là người được gần quý nhân sang trọng.
- NHẬT NGUYỆT GIÁP MỆNH BẤT QUYỀN TẮC PHÚ Cung Mệnh giáp Nhật giáp Nguyệt sáng sủa chỉ sự quý hiển.

- NHẬT NGUYỆT GIÁP MỆNH BẤT QUYỀN TẮC PHÚ Cung Mệnh an tại Sửu có Nhật tại Dần, Nguyệt tại Tý hoặc an tại Mùi có Nhật tại Ngọ, Nguyệt tại Thân tọa thủ tất được cách “Giáp Nhật, Nguyệt” nếu không quyền khuynh thiên hạ cũng là hàng phú gia định quốc.
- NHẬT NGUYỆT CHIẾU TRONG NGOÀI ĐỒNG VỊ CÔNG DANH MỸ HỶ CAO QUAN Cung Mệnh hay Quan Lộc có Thái Âm, Thái Dương Đắc Địa Thủ hay chiếu thì được quyền cao chức trọng.
- NHẬT LẠC NHÂN CUNG SẮC TRIỀU XUÂN DUNG Cung Mệnh an tại Thân, Dậu, Tuất, Hợi, Tý có Thái Dương tọa thủ nên nét mặt buồn tẻ âu sầu.
- NỮ MỆNH ĐOAN CHÍNH THÁI DƯƠNG TINH, TẢO PHỐI HIỀN PHU TÍNH KHẢ PHÙNG Cung Mệnh an tại Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ có Thái Dương tọa thủ nếu không gặp Aùc Sát Tinh hội hợp. Đàn bà là người đoan chính tất lấy được chồng hiền tài giỏi.
- NHẬT NGUYỆT TẢ HỮU HỢP VI GIAI Cung Mệnh có Nhật hay Nguyệt, Miếu Vượng tọa thủ rất cần có Tả, Hữu hội hợp hoặc giáp biên người được cách Nhật, Nguyệt, Tả, Hữu rất quý hiển công danh sớm đạt lại thêm danh tiếng lừng lẫy.
- NHÂäT ÂM SINH Ư TÝ, NHẤT DƯƠNG SINH Ư NGỌ NHẬT NGUYỆT TRÙNG CHIẾU LƯỢNG TƯƠNG NGHI Cung Mệnh an tại Tý có Nguyệt tọa thủ hay an tại Ngọ có Nhật tọa thủ nên rất tốt đẹp.
- NHẬT TẠI TỴ CUNG NHẬT MỸ HUY THIÊN, KIÊM LAI LỘC MÃ TRÀNG TỒN PHỤ BẤT THẾ SỰ THANH BÌNH VI ĐẠI PHÚ NHƯỢC KIÊM TƯỚNG ẤN BINH HÌNH VÔ LAI TUẦN TRIỆT: LỌAN THẾ CÔNG THÀNH Cung Mệnh an tại Tý, có Nhật tọa thủ ví như mặt trời ở trên cao tỏa ánh sáng xuống nên rất tốt đẹp nếu gặp Song, Lộc, Mã, Tràng, Phu, Bật thời bình tất làm nên giàu có vào hàng phú gia địch quốc nếu gặp Bình, Hình Tướng, ấn và không bị Tuần, Triệt án ngữ thời lập được chiếu công hiển hách trong thời loạn.
- NHẬT CƯ HỢI ĐỊA NHẬT TRẦM HẢI NỘI, NGỌAI CỦNG TAM KỲ TẢ HỮU HỒNG KHÔI KỲ CÔNG QUỐC LOẠN DỊ VIÊN THÀNH HOAN NGÔ PHƯỢNG LONG CÁT HỔ BẤT KIẾN SÁT TINH THẾ THỊNH PHÁT DANH TÀI Cung Mệnh an tại Hợi có Nhật tọa thủ ví như mặt trời chìm dưới đáy bể không tỏa được ánh sáng nên rất mờ ám nhưng có Khoa, Quyền, Lộc hội hợp lập được kỳ công trong thời lọan nếu được Phưo75ng, Long, Cát, Hổ và không bị Sát Tinh xâm phạm thì công danh hoanh phát tài lộc dồi dào trong thời bình.
- DƯƠNG TẠI THỦY NHẬT TRẦM THỦY ĐỂ LOẠN THẾ PHÙNG QUÂN MẠC NGÔ SÁT TINH TỬ PHÒNG ĐAO NGHIỆP
cung Mệnh an tại Hợi có Nhật tọa thủ ví như mặt trời chìm dưới đáy nước người có cách này lọan thế gặp thời nếu bị Sát Tinh hội hợp tất phải đề phòng người ám sát.
- THÁI DƯƠNG CƯ NGỌ CANH TÂN ĐINH KỶ NHÂN, PHÚ QUÝ SONG TOÀN. Cung Mệnh an tại Ngọ có Thái Dương tọa thủ người tuổi Canh, Tân, Đinh,m Kỷ được hưởng giàu sang vinh hiển hơn người.
- THÁI DƯƠNG CƯ NGỌ NHẬT LỆ TRUNG THIÊN, HỮU CHUYÊN QUYỀN CHI VỊ ĐỊCH QUỐC CHI PHÚ Cung Mệnh an tại Ngọ có Thái Dương tọa thủ ví như mặt trời ở trên cao chiếu xuống nên rực rỡ tốt đẹp người tuổi Canh, Tân, đinh, Kỷ có khuynh hướng lần lượt người, độc tài và chuyên quyền tuy nhiên rất giàu sang vào hàng phu gia địch quốc. Các tuổi khác có cách này cũng được vinh hiển.
- NHẬT CƯ LY NHẬT LỆ TRUNG THIÊN, ÁI NGỘ HÌNH TANGHỔ KHỐC VẬN LÂM Cung Mệnh an tại Ngọ có Nhật tọa thủ nên rất tốt đẹp nếu hạn gặp Hình, Tang, Hổ, Khốc hội hợp công thành danh toại.
- NHẬT TỴ NGUYỆT DẬU, SỬU CUNG MỆNH BỘ THIỂM CUNG Cung Mệnh an tại Dần, có Thiên Lương tọa thủ cung Tỵ có Nhật, cung Dậu có Nguyệt hợp chiếu nên công danh nhẹ bước thang mây ví như đi bộ trên mặt trăng (Thiểm Cung).
- THÁI DƯƠNG CƯ TÝ BÍNH ĐINH PHÚ QUÝ TRUNG LƯƠNG Cung Mệnh an tại Tý có Nhật tọa thủ nên kém tốt đẹp người có cách này tuy tài giỏi nhưng không gặp thói riêng với tuổi Bính, Đinh lại hợp cách là người trung tín lương thiện và được hưởng phú quý song toàn.
- CÁT DIỆU ĐỒNG TẠI HỢI DẦN VÃN NHẬT TUYẾT HOA ĐẢ TRÁC LẠC Cung Mệnh an tại Hợi, Dần có Thái Dương tọa thủ gặp Cát Tinh hội hợp thì về già lại được “Phong Hoa Tuyết Nguyệt Chi Thời”.
- XÉT XEM ĐẾN CHỐN THỦY CUNG KỴ TÍNH YỂM NHẬT ÚY ĐỒNG KÌNH DƯƠNG Cung Mệnh, Thân an tại Tỵ, Hợi có Thái Dương tọa thủ gặp Hoa Kỳ, Kình Dương tất yểu tử không thì phải mù lòa hạn gặp cáchnày rất nguy hiểm một là cha chết hay đau mắt nặng đến mù.
- NHẬT NGUYỆT NGỘ ĐÀ LINH CHỐN HÂM HÓA KỴ GIA MỤC ÁM THONG MANH Cung Mệnh, Thân có Nhật, Nguyệt Hãm Địa tọa thủ gặp Đà, Kỵ thì mù.
- THIÊN TÀI NGỘ NHẬT BẤT MINH NẾT NA LẾU LÁO NHỰNG KHINH PHÂT TRỜI, TÝ, SỬU, MỆNH, NGỌ MÙI NHÂN KIỀU CƯ BIỆT XỨ CHẲNG GẦN BẢN TÔN
Cung Mệnh có Thái Dương, Hãm Địa tọa thủ gặp Thiên Tài là người không tin dị đoan khinh mạn cả phật trời người tuổi Ngọ, Mùi cung Mệnh an tại Tý, Sửu có cách trên phải ly tổ bôn ba làm kiều dân xứ người.
- THÁI DƯƠNG HÓA KỴ THỊ PHI NHẬT HỮU MỤC HOÀN THƯƠNG Cung Mệnh có Thái Dương tọa thủ gặp Hóa Kỵ đồng cung hay xung chiếu cũng có ngày phải đau mắt.
- THÁI DƯƠNG VĂN XƯƠNG CƯ QUAN HOÀNG ĐIỆN TRIỀU BAN Cung Quan Lộc có Thái Dương tọa thủ gặp Văn Xương đồng cung tất được ở nơi định phủ hay công ốc do chính quyền cấp phát.
- NHẬT NGUYỆT DƯƠNG ĐÀ KHẮC THÂN Cung Mệnh có Nhật hay Nguyệt tọa thủ gặp Kình, Đà nên khắc cha mẹ vì Dương là cha, Âm là mẹ tuy nhiên cũng cần xem cung Phu Mẫu để gia giảm.
- NHẬT NGUYỆT HÃM XUNG PHÒNG ÁC SÁT LAO LỰC BÔN BA cung Mệnh có Nhật hay Nguyệt, Hãm Địa tọa thủ hoặc xung chiếu gặp Kình, Đà, Hỏa, Linh hội hợp tất phải vất vả bôn ba đầu tắt mặt tối mới đủ miếng ăn.
- NHẬT NGUYỆT VÔ MINH NHI PHÙNG RIÊU, KỴ, KIẾP, KÌNH Ư MỆNH GIẢI: TẬT NGUYỀN LƯỠNG MỤC cung Mệnh hay Tật Aùch có Nhật, Nguyệt, Hãm, Địa tọa thủ gặp Riêu, Kỵ, Kình hội hợp tất hai mắt cận thị hay có tật hoặc bị đui mù.
- ĐẠO TRÍCH THỌ TĂNG DO Ư NHẬT NGUYỆT CƠ LƯƠNG MIẾU NHẤP MỆNH THÂN Số Đạo Trích tay ăn trộm đời Thất Quốc sống lâu là nhờ cung Mệnh, Thân có Nhật, Nguyệt, Cơ Lương Miếu, Địa hội hợp.
- NHẬT NGUYỆT CÁNH TU SÁT HỘI NAM ĐA GIAN ĐẠO NỮ ĐA DÂM cung Mệnh có Nhật hay Nguyệt, Hãm Địa tọa thủ gặp Kình, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp hội hợp đàn ông là hạng trộm cắt bất lương, đàn bà là người dâm đãng bần tiện.
- NHẬT HÃM XUNG PHÙNG ÁC SÁT, LAO LỤC BÔN BA Cung Mệnh có Nhật, Hãm, Địa tọa thủ hay xung chiếu gặp Aùc, Sát Tính hội hợp tất suốt đời phải bôn ba lận đận để kiếm miếng ăn.
- CỰ TẠI HỢI CUNG NHẬT MỆNH TỴ THỰC LỘC TRỊ DANH Cung Mệnh an tại Tỵ có nhật tọa thủ gặp Cư tại Hợi xung chiếu là người giàu có công danh bền vững tài lộc dồi dào dư ăn dư để.
- CỰ TẠI TỴ CUNG NHẬT MỆNH HỢI PHẢN VI BẤT GIAI Cung Mệnh an tại Hợi có Nhật tọa thủ gặp Cự tại Tỵ xung chiếu nên rất xấu xa mờ ám, người có cách này công danh trắc trở tiền tài tứ tán thất thường.
- NHẬT NGUYỆT CƯ QUAN LỘC PHÚ QUÝ NAN DANH
Cung Quan Lộc an tại Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ có Nhật tọa thủ, cung Dậu, Tuất, Hợi, Tý có Nguyệt tọa thủ thì giàu sang vô kể.
- PHÌ MÃN KIM Ô TUY GIA SÁT NHI GHI PHÚ cung Tài Bạch có Thái Dương, Đắc Địa tọa thủ tuy gặp Sát Tinh cũng vẫn được hưởng giàu sang.
- ĐAN QUẾ, ĐAN TRÌ CHIẾU Ư ĐIỀN TRẠCH PHÚ TỶ THẠCH SÙNG Cung Điền Trạch có Thái Dương tọa thủ từ cung Mão đến Ngọ, có Thái Âm từ cung Dậu đến Tý hội chiếu thì giàu như Thạch Sùng.
- SỞ HỶ GIẢ THIÊN HỶ NHỊ MINH PHÙ TỬ TỨC CHI CUNG Cung Tử Tức có Nhật, Nguyệt chiếu lại gặp thiên hỷ tọa thủ tắt sinh quý tử.
- NỮ MỆNH NHẬT NGUYỆT TỬ CUNG NHẬT BÀO SONG SẢN Nữ số cung Tử Tức có Nhật, Nguyệt tọa thủ tất đẻ sinh đôi.
- MẤY NGƯỜI PHÚ QUÝ NAN TOÀN: BỞI VẦNG Ô THỎ ĐÓNG MIỀN SÁT TINH Cung Mệnh, Thân hay Điền, Tài có nhật, Nguyệt (ô thỏ) tọa thủ gặp tứ Sát Tinh, Đà, Không, Kiếp thì phú quý khó lòng toàn vẹn.
- CON EM XA KHỨ XA HÒAN BỞI VÌ NHẬT DIỆU CHIẾU MIỀN NÔ CUNG Cung Nô Bộc có Thái Dương chiếu thì kẻ ăn người ở khi bỏ đi khi trở về.
- PHÚC CƯ QUÝ HƯỞNG NHƯỢC LAI NHẬT NGUYỆT TU KIẾN KHÔNG TINH LONG KIẾP KÌNH SÂM, NAM NHÂN SÁT BẠI: NHƯỢC VIỆT KHOA HỔ KHỐC, NỮ NHÂN TOẠI HƯỞNG PHÚC TƯỜNG VINH PHÚ Cung Phúc Đức an tại Sửu (quý hướng) có Nhật, Nguyệt tọa thủ đồng cung gặp Thiên, Địa Không, Long, Kiếp, Kinh hội hợp tật trong họ đàn ông bị yêu vong càng ngày lun bại nếu gặp Việt Khoa, Hổ, Khốc thời đàn bà lại được hưởng phúc sống lâu và giàu sang vinh hiển.
- NHẬT NGUYỆT TẬT ÁCH MỆNH CUNG KHÔNG, YÊU ĐÀ MỤC CỔ Cung Tật Aùch có Tuần, Triệt án ngữ hay Thiên, Địa Không tọa thủ nên mắt bị quáng gà hoặc bị đau mắt.
- NHẬT NGỘ KIẾP HỒNG BINH KHỐC THÂN PHỤ TẬN NIÊN THỌ HƯỞNG AI THƯƠNG Hạn có Nhật gặp Kiếp, Hồng, Binh, Khốc tất cha già đau bịnh mà chết.
- NHẬT NGUYỆT NHI PHÙNG HÌNH HỎA, THÂN THIỂU HẠC HÌNH Cung Mệnh có Nhật hay Nguyệt tọa thủ gặp Hình Hỏa hội hợp tất dáng người gầy gò, ốm yếu, mình hạc sương mai.
- ĐƠN TRÌ QUẾ TRÌ TẠO TOẠI THANH ÂM CHI CHÍ Cung Mệnh an tại Mão, Thìn, Tỵ, có Thái Dương (Đơn Trì) tọa thủ hoặc an tại Dậu, Tuất, Hợi có Thái âm (quế tri) tọa thủ gặp Xương, Khúc, Khôi, Việt tất công danh sớm đạt.
- ÂM DƯƠNG LẠC HÃM TU CẦN KHÔNG DIỆU TỐI KỴ SÁT TINH cung Mệnh có Thái Âm hay Thái Dương, Hãm Địa tọa thủ rất cần tuần, Triệt án ngữ hay Thiên, Địa Không hội hợp để trở nên sáng sửa tốt đẹp nếu bị Sát Tinh xâm phạm lại càng xấu hơn.
- ÂM DƯƠNG TẢ HỮU HỢP VÌ GIAI Cung Mệnh có Thái Âm hay Thái Dương tọa thủ rất cầu Tả, hữu hội hợp để thành sáng sủa tốt đẹp, như thế suốt đời mới được xứng ý tọai lòng công danh bền vững, tài lộc dồi dào.
- ÂM DƯƠNG TUẦN TRIỆT TẠI TIỀN, MÊ CHA ĐỊNH ĐÃ CHƠI TIÊN THUỞ NÀO Cung Phụ Mẫu có Thái Âm, Thái Dương tọa thủ gặp Tuần Triệt án ngữ tất cha mẹ mất sớm.
- ÂM DƯƠNG LẠC HÃM GIA KÌNH KỴ PHU THÊ LY BIỆT Cung Phu Thê có Thái Âm, Thái Dương, Hãm Địa gặp Kình Dương, Hoa Kỵ tất vợ chồng phải chia sẻ.
- ÂM DƯƠNG HỘI CHIẾU MỆNH QUAN, QUYỀN CAO CHỨC TRỌNG MỌI ĐÀNG HANH THÔNG Cung Mệnh hay Quan Lộc có Thái Âm, Thái Dương, Miếu Vượng hội chiếu là người xuất chinh được danh giá lại thêm tiếng tăm lừng lẫy.
- ÂM DƯƠNG SÁNH HỶ TINH ÂM CÙNG VỚI PHÚC CŨNG SINH DỊ BÀO Cung Phúc Đức an tại cung Âm: Sữu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi có Thái Âm, Thái Dương gặp Thiên Hỷ tất có anh em cùng cha khác mẹ, hoặc cùng mẹ khác cha.
- PHÚC TỌA HỢI CUNG, TỐI HỶ ÂM DƯƠNG, TỬ PHÙ ĐỒNG LƯƠNG CƠ VỰ KIÊM HỮU KHÚC XƯƠNG LONG PHƯỢNG BẬT QUYỀN, TỨ ĐẠI HIỂN VINH, VĂN KHOA DỊ ĐẠT NHƯỢC CƯ SÁT PHÁ LIÊM THAM TU ĐẮC KHOA HÌNHKHÔNG KIẾP TRÀNG TỒN: BẠCH THỦ THÀNH DANH VÔ CÁCH DUY HIỀM CHIÊU PHÁT MỘ SUY Cung Phúc Đức an tại hợi có Nguyệt tọa thủ Dương chiếu hay một trong số sao Tử, Phả, Đồng, Lương, Cơ, Cự tọa thủ gặp Phượng, Bật, Quyền tọa thủ tất trong họ bốn đời được vinh hiển có người đỗ đạt cao nếu gặp Sát, Phá, Liêm, Tham hội hợp thêm Khoa, Hình, Không, Kiếp, Tràng Sinh, Lộc Tồn tất phát vềdằng võ hay không mà làm nên sự nghiệp nhưng hoạnh phát lại hoạnh phá, không bền.
- PHÚC CƯ MÙI ĐỊA ÂM DƯƠNG HỖN HỢP KHÔNG TINH NHƯỢC NHÂN SINH TỰ THƯ THỜI KIÊM HỘI VĂN TINH QUYỀN LỘC ĐA PHÁT BẢNG KHOA, NHƯỢC HỘI KÌNH, ĐÀ, HÌNH, ẤN, HIỂN ĐẠT VÕ CÔNG; HỒNG KIẾP LAI SÂM TUẾ THỌ NAN TRƯỜNG. Cung Phúc Đức an tại Mùi có Thái Âm, Thái Dương tọa thủ đồng cung gặp Tuần, Triệt án ngữ hay Thiên, Đại, Không hội hợp người sinh ban ngày gặp Xương, Khúc, Khôi, Việt, Khoa, Quyền, Lộc hội chiếu tất đỗ cao gặp Kinh, Đà, Hình, Ấn hội hợp thời có vũ chức nếu bị Hồng, Kiếp xâm phạm tất không thọ, phải bỏ mạng ngoài sa trường.