Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

TẢN MẠN VỀ SÁCH TỬ VI

Trong số những môn cổ học phương đông, khảo sát dự báo vận mệnh con người như: Tử bình, Dịch học, bói tiên, Bốc Phệ, Chân Linh…Mỗi bộ môn với tính đặc thù, yêu cầu riêng, đều có những đỉnh cao của nó, thì ít có môn nào phổ biến, được quần chúng yêu thích, say mê như Tử vi. Tuy nhiên trong quá trình học sách và dự báo trắc nghiệm, kết quả lại chẳng ai giống ai? Người có tâm căn, thời lượng học chưa dài song lý lẽ, luận đoán lại sắc xảo.

http://thegioithuocgiamcan.vn/http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-nhanh-nhat.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-hieu-qua.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/bi-quyet-giam-can-nhanh.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-don-giam-can.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/phuong-phap-giam-can.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-pham-chuc-nang.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/cach-giam-beo-bung.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/tags/thuoc-giam-beo-nhanh.htmlhttp://revitalashvietnam.com/http://thuocgiamcanbestslim.com/http://cuacuontot.com/http://cuacuontot.com/cua-cuon-austdoor.html,http://cuacuontot.com/cua-cuon-eurodoor.htmlhttp://cuacuontot.com/cua-cuon-khe-thoang-dmspc120.htmlhttp://cuacuontot.com/sua-cua-cuon-tai-ha-noi-dmspc125.html

Cũng không có ít người có thâm niên cả chục năm “dùi mài kinh sử” nghiền ngẫm đèn sách mà vẫn cảm thấy chơi vơi…lại có vị cao thủ tử vi đoán theokiểu: “điểm huyệt” trúng phóc, sắc xuất tới 90%, tại sao lên thực trạng này? Tại sách hay vì kém duyên? Có thể một lý do song cũng có khi nhiều lý do.
Để rõ: “nguồn cội” thông tỏ bất luận vấn đề gì hỏi mỗi cá nhân phải có công: “công phu”, sức lực, trí tuệ, tài chính, lòng đam mê và sự kiên nhẫn. Từ yêu thích đến căn duyên là cả một vấn đề? chặng đường này cần phải trả giá, cho dù thành người đoán số (xem Tử vi) chuyên nghiệp hay coi: “Chuyện Tử vi” như là “tài tử” góp vui cho đời. Song điều ấy chẳng hề quan trọng, bởi tử vi vẫn như một nghệ thuật vừa gần lại vừa xa, rất dễ hiểu nhưng cũng cao thâm ẩn diệu khác thường! và đang hiện hiện song hành cùng cuộc sống loài người đã cả ngàn năm.
Người viết bài chỉ là hậu học, hiểu biết còn hạn chế, chẳng dám chỉ dẫn ai, có đôi điều băn khoăn nên đem ra: “lạm bàn” mong các bậc cao nhân lượng thứ. Xem xét Tử vi từ góc độ khách quan ta thấy, hiện trạng của Tử vi phong phú như một đời sống hiện hữu có linh hồn vậy. Khá nhiều câpó độ và giai tầng khảo cứu nông sâu. Đó là Tử vi sách - Tử vi nghiệm (nghiêm lý - Tử vi chân truyền).
Sách là gốc của tri thưức là căn nguyên của nhiều vấn đề. Tuy nhiên cũng có chính thư và dị bản. Điểm qua các sách Tử vi đã và đang lưu hành ta có thể kể: “Tử vi hàm số: Tử vi tổng hợp của Nguyễn Phát Lộc; Tử vi áo bí của việt Viêm Tử; Tử vi đẩu số tân biên của Thái Thứ Lang; Tử vi đẩu số toàn thư của Vũ Tài Lục: Tử vi kinh nghiệm của Quản Xuân Thịnh; Tử vi khảo luận của Hàm Chương; Tử vi nghiệm lý của Thiên Lương; Tử vi phú ma thị; Tử vu cốt tuỷ; Tử vi kỳ truyền; Tử vi Giảng Minh; Tử vi ảo diệu; Tử vi… rất nhiều sách Tử vi!
Hầu hết các sách Tử vi dạy lập số và luận đoán rất căn bản, tuy còn khá nhiều ý kiến bất đồng bởi mỗi tác giả đều có ý kiến giải riêng bên cạnh cái chung. Chẳng hạn những khác nhau về an sao lập số.
Ví dụ: Cách an sao Kình Dương, hầu hết các sách vở an sao này theo hệ Lộc tồn (trên Kình dưới Đà) chẳng hạn tuổi Nhâm, Lộc tồn ở Hợi, thì cung Tý là Kình Dương, cung Tuất là Đà La, nhưng trong cuốn “Tử vi nghiệm lý của Thiên Lương lại an Kinh, Đà theo cách: nếu là dương nam, âm nữ thì vẫn theo lối an sao truyền thống. Còn tuổi âm nam dương nữ an ngược lại, nghĩa là trên Đà, dưới Kinh.
Ví dụ: Tuổi Tân thì Lộc tồn ở Dậu nếu là âm nam thì Kình ở Thân, Đà ở Tuất.
Nếu là âm nữ Kình ở Tuất, Đà ở Thân.
Tuổi Nhâm, dương nam Kình ở Tý, dương nữ thì Kình ở Tuất…
Các tuổi khác mới quý độc giả tự suy ra…như vậy cách an sao Kình Đà theo lối này đã bộc lộ sự không hợp lý ở chỗ: Trong Tử vi cách “Kinh dương nhập miếu” ở tứ mộ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi sẽ rất tốt cho người tuổi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi vì hoá khí của Kình là cây bút thần. Như vậy lối an theo cụ Thiên Lương thì chẳng có người mệnh nam nào được cách “Kình dương nhập miếu” cả. Không lẽ cách này chỉ dành cho phái đẹp?
Lối an tiểu hạn và đại hạn.
Có phái an đại vận từ cung mệnh tính đi, cũng có phái từ cung phụ mẫu (nếu là dương nam, âm nữ) tính đi, và từ cung bào tính đi (nếu là âm nam, dương nữ).
Ví dụ: Mộc cục thì 3 ở phụ mẫu, 13 ở phúc… (dương nam, âm nữ).

Nếu là âm nam dương nữ thì 3 ở bào, 13 ở phu thê. Ai đúng, ai sai? Nhưng đa phần là an theo cách truyền thống.

 Hoàng Bạch Diệp
(TIẾP THEO KỲ TRƯỚC)

http://thegioithuocgiamcan.vn/http://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-nhanh-nhat.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/tags/cach-giam-can-hieu-qua.html,http://thegioithuocgiamcan.vn/bi-quyet-giam-can-nhanh.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-don-giam-can.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/phuong-phap-giam-can.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/thuc-pham-chuc-nang.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/cach-giam-beo-bung.htmlhttp://thegioithuocgiamcan.vn/tags/thuoc-giam-beo-nhanh.htmlhttp://revitalashvietnam.com/http://thuocgiamcanbestslim.com/http://cuacuontot.com/http://cuacuontot.com/cua-cuon-austdoor.html,http://cuacuontot.com/cua-cuon-eurodoor.htmlhttp://cuacuontot.com/cua-cuon-khe-thoang-dmspc120.htmlhttp://cuacuontot.com/sua-cua-cuon-tai-ha-noi-dmspc125.html

Trong cuốn “Tử vi khảo luận” của Hàm Chương lại có lối an Tiểu Vận hơi khác một chút, đó là: nếu là dương nam, âm nữ thì các năm tiểu vận an theo chiều kim đồng hồ, (thuận). Nếu là âm nam, dương nữ an tiểu vận ngược chiều kim đồng hồ.
Cách phân biệt âm dương ở đây không phải (âm) là nữ, (Dương) là Nam mà âm dương kiểu thuận lý. Dương Nam Âm Nữ là thuận lý. Còn lại là nghịch lý?. Rõ ràng vấn đề nêu ra ở đây chỉ có tính chất tham khảo còn thực tế đúng đến đâu tự mỗi chúng ta nên có kiểm nghiệm riêng.
Về vòng tràng sinh: cho đến nay cách khởi tràng sinh cũng chưa thống nhất? Đa phần sách vẫn theo truyền thống (Âm nam dương nữ nghịch khởi tràng sinh), (Dương nam âm nữ thuận khởi tràng sinh). Tràng sinh vẫn từ 4 cung Dần, Thân, Tỵ, Hợi. Trong “Tử vi ảo Bí” của việt Viêm Tử lại lý luận rằng an tràng sinh như vậy (người tuổi âm nam dương nữ) sao mộ sẽ lạc cung? Không bao giờ “Mộ cư mộ địa” cả. Cụ Việt Viêm Tử cho là Âm nam dương nữ thì tràng sinh phải từ cung Đế Vượng (Từ chính Tý Ngọ Mão Dậu) khởi nghịch hành.
Ví dụ:- Kim cục tràng sinh ở Dậu khởi nghịch.
  • Mộc cục tràng sinh từ Mão khởi nghịch..
  • Hoả cục tràng sinh ở Ngọ khởi nghịch
  • Thuỷ, Thổ cục tràng sinh ở Tý khởi nghịch…Vòng tràng sinh là một hệ thống sao nói lên qui luật sinh tồn của con người giống hệt Sinh - Lão - Bệnh - Tử chỉ khác ở chỗ, chết chưa hẳn là hết mà còn tiếp tục tái hợp thành một cuộc sống mới, một nhân tố mới mà ta tạm gọi là “Tuần hoàn bất tận” giống định luật bảo toàn “Chuyển hoá năng lượng” là: năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ chuyển hoá từ dạng năng lượng này sang dạng khác…”Đúng hơn là “dạng hệ vận động này sang hệ vận động khác…”
Nếu như vậy cứ ép sao mộ phải cư mộ địa, thế còn vị trí của các sao khác, rất quan trọng thì sao? Ví dụ: Sao tràng sinh hay Đế Vượng? Cớ gì ta vẫn gọi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là Tứ Mộ. Dần, thân, Tỵ , Hợi là Tứ sinh? Tý, Ngọ, Mậu, Dậu là Tứ Chính? Chưa có lời giải thichý thoả đáng? Không thể ví như tràng sinh khoa địa lý hay Tử Bình được? Bởi thuỷ pháp của địa lý có phải lúc nào cũng tiêu vào chính mộ khố đâu? Hơn nữa vòng tràng sinh của địa lý có những đặc thù riêng có tính âm dương cho Long, Thuỷ nhưng đó lại là một vòng luân hồi âm dương tiêu trưởng, vòng Tràng sinh còn mang một ýnghĩa khác, chẳng hạn: Cung tật có tràng sinh ý nghĩa là lắm bệnh tật, cung Điền có Tràng sinh là nhiều nhà đất v.v…Vậy chẳng có cớ gì cứ ép Tràng sinh phải theo sao mộ cả…?
I. LÝ LUẬN VỀ NGŨ HÀNH:
Nhiều sách ghi sao Tham lang hành mộc thuộc bắc đẩu đào hoa tinh, nhưng lại có sách cho là hành Thuỷ (tử vi khảo luận), tương tự hai sao khá quan trọng là Đại hao và Tiểu hao (viết tắt là song hao) sách ghi là hành Thuỷ nhưng không ít sách ghi là hành Hoả? Sách cho hành Thuỷ (tử vi ảo Bí) viện lý rằng: Song hao đắc địa ở Mão Dậu vào cách “Trúng thuỷ triều đông”. Nghĩa là các dòng nước đều chảy về một chỗ, sách nào đúng hơn? lại thêm một vấn đề mà tuỳ theo kinh nghiệm của từng cá nhân.
Mặt khác ngũ hành sao trong tử vi nhiều khi rất quan trọng, song có lúc lại chẳng đóng một vai trò đáng kể nào? Chúng ta cũng chẳng tìm thấy một qui luật khả chấp cho thuyết ngũ hành của tử vi.
Ví dụ:Nhưng sao Mộc đôi khi đắc vượng địa ở cung thuỷ (sao Thiên Lương vượng ở cung Tý) nhưng có sao hành Mộc lại hãm ở cung Thuỷ (sao Tham lang hãm ở Hợi, Tý…). Do vậy khi đoán số nhiều lúc theo tính chất của sao đôi khi lại theo ngũ hành cho nên hễ ai có ý định đi tìm một quy luật logic trong phép biện chứng ngũ hành của tử vi là điều không tưởng?
Trong tử vi có hàng trăm cách cục Phúc, Quí, Thị, Yểu hàng ngàn câu thơ phú về luận giải, song đoán tất tật theo sách nhiều khi  xắc xuất đúng khá cao khoảng 70% nhưng có lục lại chỉ có 50/50?
Có lần nghe một vị cao thủ tử vi nói rằng: “Tàu dạy ta” (ý nói sách tử vi) 4 điều đúng 2 điều sai, 4 điều mập mờ…Vậy thì chân lý ở đâu? Do người đọc không cảm thấu hết hay là sách dạy sai, hoặc tam sao thất bản. Phần đông coi sách như cẩm nang là bảo bối do vậy đúng sai tuỳ người. Còn khá nhiều ví dụ dẫn giải nói lên tính bất cập trong sách tử vi hiện nay. Người viết bài không có ý “tầm chương trách cú” lại cũng chẳng giám phê phán sách này sách nọ chỉ là những suy nghĩ cá nhân có tính chất gợi mở, song nhiều khi cũng còn viển vông…bởi có quá nhiều vấn đề không hề khớp giữa các sách tử vi mà phạm vi bài viết không đề cập đến.
II. TỬ VI KINH NGHIỆM (nghiệm lý)
Chúng ta không thể phân biệt rành rẽ sách tử vi và tử vi kinh nghiệm. Vì mọi gốc rễ cũng từ sách. Tử vi kinh nghiệm cũng (thoát thai) từ tử vi sách, nhưng được chứng thực, kiểm nghiệm qua thời gian của người đoán lá số. Muốn có ít kinh nghiệm về tử vi (điều này là rất cần) ngoài trí thông minh cũng cần phải có một lượng thời gian thích hợp, với số lượng giải đoán lá số đa dạng đáng kể. Sự tích luỹ này là cần thiết để tiến sâu hơn vào lâu đài Tử vi. So với “Tử vi sách” thì hiệu quả luận đoán của “Tử vi kinh nghiệm” khá cao. Ấy là thành quả nghiên cứu chiêm nghiệm của từng cá nhân. Do vậy “kho tàng” này còn nhiều biến động với các phát hiện mới, kiến giải mới, bổ sung cho môn tử vi vốn đang nhiều bế tắc và cứng nhắc này. Song mỗi chúng ta cũng nên tự thận trọng với các quan điểm riêng bởi nếu không cũng dễ lại vào “chủ quan” những ví dụ của các bậc tiền nhân về nghiệm lý phần hay thì quá rõ. Nhưng vẫn đề chúng ta còn băn khoăn thắc mắc cũng khá nhiều. Rõ ràng giữa tử vi sách và tử vi kinh nghiệm có mối quan hệ khăng khít. Chẳng hạn sách viết “trai bất nhân phá quân thìn tuất” có sách cho rằng phải tuỳ từng mệnh (phải là mệnh Hoả - Tử vi nghiệm lý) thì mới “bất nhân” các tuổi khác thì không? Nhưng thế nào là bất nhân? Thất đức cũng là bất nhân, ích kỷ cũng là bất nhân, “nói thẳng sự thật “cũng bị một số người cho là bất nhân”. Qua thực tế khá nhiều lá số Phá Quân đóng ở tuất cư mệnh, tuổi hoả hoặc là kim mà chẳng thấy “bất nhân” chút nào?. Có thể rất đức độ nữa là khác. Cái gì chế hoá phá quân? Hay chúng ta hiểu máy móc các câu phú đoán ấy?
Tương tự:                “Thiên nguyệt đức ngộ đào hồng
                                  Trai lấy vợ đẹp, gái chồng giàu sang…”
Phú nôm là thế mà thực tế nhiều anh chị tuy cung phu thê có cả đào hồng, nguyệt đức mà vẫn sống dở chết dở, vì cái đẹp cũng muôn hình muôn vẻ, đẹp theo “tục nhãn” và “tướng pháp” đã rất khác nhau huống hồ cái đẹp theo quan niệm của từng người? cái định lượng này không có mẫu số chung. Hơn nữa cung phu thê còn nhiều sao và yếu tố phụ trợ khác đã làm lệch cán cân, người đoán cứ nệ phú sai là lẽ đương nhiên.
VẤN ĐỀ TÍNH GIỜ TRONG TỬ VI:
Hiện nay đang tồn tại ít nhất là 3 kiểu tính giờ mà ai theo cách nào thì cho là cách ấy đúng. Điều quan trọng hơn không phải cách tính giờ nào đúng,  giờ nào sai mà là hiệu quả luận đoán.
  1. Xu hướng tính giờ kiểu truyền thống.
Cách thứ 1:Giờ tý được tính từ 11h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau, giờ sau từ 1h-3h sáng…
Cách thứ 2:Giờ tý từ 12h đêm đến 2h sáng, sửu từ 2h - 4h sáng…
Cách thứ 3: Tính theo tháng và theo mùa, tháng 1 giờ dần từ 3h00’ -5h39’, tháng 4 - 6 giờ dần từ 4h40’ - 6h36’…
Cách thứ 4:Tính theo giờ Trung quốc: Việt Nam là 6h thì phải tính lên 1 tiếng (Vì Trung Quốc là 7h).
Chúng ta không bác bỏ bất cứ kiểu tính giờ nào nhưng nếu quả thật giờ Tý từ 11h-1h sáng thì “giờ nhạy cảm” và 1h sáng và 11h đêm là giờ nào? Là sửu hay hợi (11h)? hay là Tý? Và nếu phép tính này đúng thì đã lâu lắm rồi Việt Nam chúng ta đón giao thừa chậm mất 1 tiếng đồng hồ. Những kiểu kiêng kị của năm mới hỏi còn đâu?
Trong phép tính giờ kiểu thứ 2 cũng vậy. 12h đêm là giờ tý hay sửu đây? Trong phép tính thứ 3 (chính xác tới phút) thì các thầy tử vi ngày xưa bó tay. Bởi ít có đồng hồ. Mới có giờ thôi mà đã rối tung lên, huống hồ còn nhiều thứ không giống nhau.
Vấn đề tháng nhuận:Có sách chia tháng nhuận làm đôi, ngày 15 trở lại ngày mùng 1 là tháng thuộc tháng trước, từ 15 đến cuối tháng là thuộc tháng sau.
Ví dụ Tháng 6 nhuận, thì từ 1 - 15 là thuộc tháng 6.
Từ ngày 15 đến cuối tháng là thuộc tháng 7.
Cách thứ 2 lại không để ý nhuận hay không, cứ tháng nào thì giữ nguyên tháng đây. Tháng 7 nhuận thì vẫn tính là tháng 7.
Vấn đề là số song sinh:Qua thực tế, cuộc sống của hai người tương đối khác nhau, thậm chí cả tính cách. Có người căn cứ vào lá số của anh để tính cung mệnh cho người em. Ví dụ: Mệnh anh ở Tuất thì cung Dậu có sao gì nghiễm nhiên đó là cung mệnh của người em. Thực tiễn thế nào chưa có lời giải, bởi trong tử vi đã đề cập còn rất nhiều bất cập, nào là tổng số lá, tối đa của loài người, hạn chế về địa lý hành chính hoặc về tướng mạo nghèo hèn trong tử vi, hay những biến dịch khác trong bộ môn này..
TỬ VI CHÂN TRUYỀN (không sao)
Tử vi chân truyền là kết tinh trí tuệ của hai loại tử vi trên, chính vì vậy hiệu quả dự đoán chính xác ảo diệu phi thường, cách đoán ngắn gọn, dễ hiểu thâm sâu khiến người ta phải ngỡ ngàng bái phục, hầu như tôi tìm thấy lời giải trong sách. Tôi đã được chứng kiến một vị thuật sư phong thuỷ nhưng rất giỏi tử vi, năm 1989 đoán lá số người tuổi Mậu Tuất 1958 vận hạn năm 1990 như sau (tôi không rõ ngày tháng, năm sinh):
“Năm 1990 có tin vui về nhân khẩu”, (đúng năm ấy vợ anh ta sinh thêm một cháu gái)
“Nhưng nhà anh có tang trong anh em ruột”, (sự việc đúng như vậy anh trai anh này đi tàu biển votko, tàu đắm bị chết).Sau khi mất gia đình không tìm thấy xác, vội đến hỏi thầy. Vị đâij sư lại nói tiếp “cứ tìm nơi nào gần đền thờ lăng miếu sẽ thấy…” Quả thực sau 20 ngày mất, gia đình mới tìm thấy xác dạt vào chân miếu Lãng Cô (Quảng Nam)
Đáng chú ý là vị thuật sư này không dùng đến dịch lý, thực chất cụ biết về dịch rất lơ mơ.
Một ví dụ khác:
Năm 1998 khi cùng một vị thuật sư đo đất phong thuỷ làm mộ cho một gia đình ở Bắc Ninh, nhân tiện cô chủ nhà hỏi: “ông xem hộ cháu lá số đứa cháu ruột con em trai mới sinh, sinh tháng 3 năm 1997 (nam). Bấm đốt tay qua loa cụ nói luôn: “Thằng này đẻ ra có cái bớt to tướng ở sau lưng” (chịu thầy).
“Nhà nó ở có người bị tây bắn chết) (chị chủ nhà nói đúng quá, nhà cháu có 2 anh bộ đội ngày trước bị pháp càn bắn chết tại đất nhà cháu).
“Phía đông nhà có chủ hiếm” (đúng phía đông nhà cháu có gia đình toàn con gái)
Vị thuật sư nói tiếp: “Nhà có ngôi mộ để ở trũng nhiều nước và tranh chấp nhau…”
(Đúng vậy có 2 nhà tết nào cũng tranh chấp nhau tảo mộ và thắp hương)
Hỏi chuyện vị đại sư học tử vi ở đâu mà đoán thâm sâu ảo diệu vậy? ông cho biết học cụ Cà Khuê ở Sơn Tây. Cụ Cà Khuê chuyên sống bằng nghề xem số tử vi cho các bà buôn, mỗi hôm cụ xem một điều lấy tiền hút thuốc. Hôm sau mà muốn hỏi lại phải đến thầy, có muốn hỏi nữa cụ cũng không nói.
Lại một chuyện nữa: Lá số tuổi 1912 sinh tháng 5(nam mệnh) giờ ngọ được thầy chân truyền đoán bằng thơ như sau:
“Số này phú hữu có tài khoa danh
Hiềm vì Thái Tuế mệnh thân
Giữ nhân quả hợp giảm phần văn nhân
Lại thêm tả hữu kỷ phần
Hạn hành giao hảo thủ phần binh lương”
Đoán về phúc đức:
Xét cung phụ mẫu Tam phương (3 bố mẹ) đúng là con bà hai có ngôi ngũ đại hướng ngồi Quý Đinh
Ngoạ long đất ấy mộc thìn nước phương tốn tị chuyển cung dẫn vào.
Diện tiền vượng thuỷ hợp đao
Tiền lâm hậu chẩm có gò nổi cao…
Lời đoán đơn giản mà chuẩn.
Đương số làm thơ nổi tiếng thời chống Pháp coi giữ binh lương (tài chính) cho một huyện, đất mộ 5 đời đặt trên thế Mộc Khúc trước mặt có án lúp súp đồi sim, đằng sau chẩm cao (rừng)…
Có thể nói trong nhân gian còn có rất nhiều vị cao thủ về tử vi, có điều bây giờ đã mai một, tử vi chân tryền cũng mai một theo. Đây là những tinh hoa đúc kết từ ngàn năm như bao thế hệ. Tử vi chân truyền như viên ngọc long lanh sáng mãi và cuốn hút, đam mê những người có căn duyên và hạnh ngộ đều ít nhiều có được những tinh hoa này, chính họ đã góp phần nhiều đoán chẳng cần sao, có khi chỉ căn cứ vào vị trí cung mệnh đã biết ngay số phải ly hương lập nghiệp. Hoặc số chỉ nên làm cấp phó thì bền, cấp trưởng không bền, biết ngay là nhà phải ở mặt đường hay rìa ngoại ô…
Còn nhiều ví dụ khác nữa khiến chúng ta có thể nghiên cứu!
Kết luận
Tử vi là môn ứng dụng có nguồn gốc từ dịch lý. Lịch sử đã hàng ngàn năm nay, sách vở về tử vi có đến cả ngàn vạn trang, người say mê tới cả triệu triệu người bỏ công sức bổ sung, xây đắp qua bao thế hệ, song lý luận kiến giải khoa học về nó chả bao giờ cạn, càng đào sâu càng thấy mình nhỏ bé, giống hạt muối bỏ bể.
Cùng nhiều với bộ môn thuộc khoa học phương Đông, khảo cứu dự báo vận mệnh con người, thì tử vi là môn “Thiên diễn học” uyên bác đóng góp cho trí tuệ loài người, khai sáng cho tâm hồn chúng ta, trước bể tuỵ lục khắc phục những hoàn cảnh bất lợi, có thể né tránh được phần nào những bất hạnh mang đến cho con người đúng như lời Phật dạy:
“Bể khổ mênh mông sóng lụt trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền
Dù ai ngược gió hay xuôi gió
Cũng là trong biển thẳm xa thôi…”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét